Search
Ngôn ngữ
Thứ 2, 13/11/2023 15:16 chiều GMT+7

GIỚI THIỆU SẢN PHẨM - KHÔ ĐẬU TƯƠNG

Năm 1947, Hợp đồng kỳ hạn Khô Đậu tương (Mã hàng hóa: ZME) bắt đầu được giao dịch trên sàn CBOT của Hoa Kỳ.

Khô Đậu tương là một sản phẩm từ Đậu tương. Khô Đậu tương thưởng có dạng mảnh, dạng bột hoặc dạng hạt; màu sắc thay đổi từ vàng đến nâu sáng và có mùi đặc trưng của vỏ Đậu tương. Đây là sản phẩm rất giàu Protein, được sử dụng phổ biến trong sản xuất thức ăn chăn nuôi và chế biến thực phẩm.

Trên thị trưởng, Khô Đậu tương tách vỏ của Mỹ có giá đắt hơn Khô Đậu tương Châu Á do nó chứa nhiều năng lượng và giúp tiêu hoá tối hơn các loại Khô Đậu tương có nguồn gốc khác.

Tình hình phát triển của Ngành sản xuất và kinh doanh Khô Đậu tương

Sản lượng

USDA dự báo, tổng sản lượng Khô Đậu tương thế giới niên vụ 2020/21 sẽ đạt 252,32 triệu tấn, giảm 1 triệu tấn so với dự báo tháng trước đó song tăng 10,11 triệu tấn

(tương đương 4,2%) so với ước tính 242,21 triệu tấn niên vụ trước, do sản lượng Đậu tương thế giới tăng. Nhu cầu tiêu thụ Khô Đậu tương toàn cầu là 250,19 triệu tấn, lượng Khô Đậu tương toàn cầu dư thừa 2,13 triệu tấn.

Trung Quốc là nước đứng đầu về sản xuất khô đậu tương với 72.86 triệu tấn, gấp 1.7 lần Hoa Kỳ là nước đứng thứ 2.

 

Sản lượng khô đậu trên thế giới

 

 

 

 

Thu hoạch

Thời gian trồng và thu hoạch của các nước sản xuất Đậu tương nhiều nhất thế giới

 

 

Chế biến

Sau khi thu hoạch, khoảng 2/3 trên tổng số Đậu tương được chế biến hoặc nghiền nát thành Dầu Đậu tương và Khô Đậu tương.

Trong quá trình nghiền, Đậu tương bị nút để loại bỏ vỏ và được cuộn thành từng mảnh, sau đó được ngâm trong dung môi và đưa vào quá trình chưng cất để sản xuất Dầu Đậu tương thô nguyên chất. Sau khi đầu được chiết xuất, các mảnh Đậu tương được sấy khô, nướng và nghiền thành Khô Đậu tương.

Khô Đậu tương được sử dụng làm nguyên liệu chính trong thức ăn chăn nuôi cho gia cầm và gia súc. Khô Đậu tương cũng được chế biến thêm vào thực phẩm của con người và là thành phần chính trong các sản phẩm thay thế thịt hoặc sữa, như sữa đậu nành, đậu phụ.

Tình hình xuất – nhập khẩu Khô Đậu tương trên thế giới

Mỹ là siêu cường quốc xuất khẩu Khô Đậu tương toàn cầu. Trong khi đó, Việt Nam, Đức, Bỉ, Bồ Đào Nha và Myanmar là các quốc gia có sản lượng nhập khẩu Khô Đậu tương cao nhất thế giới.

Các yếu tố ảnh hưởng giá Khô Đậu Tương

Đậu tương là nguyên liệu chính để sản xuất ra Khô Đậu tương, do đó giá Khô Đậu tương và giá Đậu tương luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Dưới đây là những yếu tố tác động đến giá Đậu tương cũng như Khô Đậu tương:

Giá trị đồng USD

Đồng tiền của Hoa Kỳ là đồng tiền dự trữ của thế giới do đó, Đậu tương và các mặt hàng khác được định giá bằng đô la Mỹ. Các nhà sản xuất Đậu tương nhận được ít đô la hơn cho sản phẩm của họ khi đồng tiền của Mỹ mạnh và nhiều đô la hơn khi đồng tiền yếu. Ngoài ra, vì Hoa Kỳ là nhà sản xuất Đậu tương hàng đầu, nên giá của nó có thể sẽ tiếp tục được tính bằng đô la Mỹ. Có thể thấy, giả Đậu tương biến động tỷ lệ nghịch với giá trị của đồng USD.

Chênh lệch Cung - cầu trên thị trường

Giá Đậu tương được xác định bởi cung và cầu Đậu tương trên thị trưởng. Mặc dù Đậu tương được trồng ở nhiều nơi, nhưng Hoa Kỳ là nước có sản lượng Đậu tương nhiều nhất trên thế giới. Do đó, mùa vụ ở Hoa Kỳ là nhân tố chính quyết định đến diễn biến giả Đậu tương toàn cầu.

Thời tiết

Một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến nguồn cung Đậu tương trên thị trường là thời tiết. Thời tiết khô hạn, lượng mưa quá ít sẽ làm giảm năng suất Đậu tương,

khiển nguồn cung Đậu tương trên thị trường sẽ giảm. Mưa nhiều, lũ lụt cũng sẽ làm giảm sản lượng Đậu tương thu hoạch, từ đó giảm nguồn cung Đậu tương trên thị truong.

Các yếu tố đầu vào

Ngoài thời tiết, giá của các yếu tố đầu vào để trồng Đậu tương như hạt giống, phân bón... cũng sẽ tác động đến nguồn cung Đậu tương. Giả các yếu tố đầu vào thấp sẽ làm tăng lợi nhuận dự kiến sau thu hoạch, khuyến khích nông dân trồng nhiều Đậu tương hơn, có khả năng tăng nguồn cung Đậu tương trên thị trưởng.

Bên cạnh đó, những cải tiến về phương pháp sản xuất, nguồn phân bón tốt hơn hay quản lý nguyên liệu hiệu quả hơn sẽ thúc đẩy năng suất thu hoạch. Giống như cây trồng khác, Đậu tương cũng phải đối diện với sâu bệnh hại và biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan. Khi có dịch bệnh ở Đậu tương, nông dân phải phun thuốc diệt khuẩn, quản lý đồng ruộng nghiêm ngặt để tránh ảnh hưởng đến sản lượng Đậu tương thu hoạch.

Nhu cầu tiêu thụ

Đậu tương thô sau khi được thu hoạch sẽ được nghiền thành Dầu Đậu tương và Khô Đậu tương. Khô Đậu tương cần thiết cho thức ăn chăn nuôi, Dầu Đậu tương là thành phần chính trong nhiều sản phẩm, thực phẩm phổ biến. Ngoài ra, Dầu Đậu tương được sử dụng để nấu ăn trên khắp thế giới.

Dân số thế giới gia tăng và mức sống ở các nước đang phát triển ngày một cao hơn. Điều này dẫn đến những thay đổi trong chế độ ăn uống vì nhiều người kết hợp các

loại ngũ cốc vào khẩu phần ăn hằng ngày. Khi nhu cầu về các sản phẩm từ Đậu tương tăng lên sẽ làm nhu cầu Đậu tương thế giới tăng cao.

Sản phẩm thay thế

Nông dân có quyền lựa chọn các loại cây trồng ở từng vụ mùa mỗi năm. Thông thường, nông dân chọn giữa Ngô và Đậu tương để trồng cho những vụ mùa sau. Nếu trên thị trường, Ngô đắt hơn so với Đậu tương, nông dân có xu hướng trồng nhiều Ngô hơn. Điều này thường dẫn đến nguồn cung Đậu tương thiếu hụt từ đó làm cho giá Đậu tương tăng cao. Khi giá Đậu tương đắt hơn so với Ngô thì ngược lại, giá Đậu tương sẽ giảm.

Yếu tố khác

Ngoài các yếu tố trên, giá hợp đồng tương lai Đậu tương cũng chịu tác động từ một số yếu tố khác như: thời gian vận chuyển, lượng Đậu tương tồn kho sau mỗi cũng như chất lượng Đậu tương sản xuất tại mỗi khu vực. Bên cạnh đó, giá Đậu tương còn bị ảnh hưởng bởi những tin tức vĩ mô và chính trị.

Những lợi ích khi đầu tư Khô Đậu tương trong thị trường giao dịch hàng hoá

Đối với các đối tượng sản xuất và kinh doanh Khô Đậu tương

- Giảm thiểu rủi ro cho nông dân và doanh nghiệp sản xuất Khô Đậu tương trong điều kiện bất ổn về giá.

– Đảm bảo hơn về đầu ra cho Khô Đậu tương.

Đối với Nhà đầu tư

– Có thể chọn tỷ lệ đòn bẩy phù hợp với rủi ro và mở vị thế giao dịch trên một khoảng ký quỹ ban đầu nhỏ hơn với giá trị hợp đồng. Với đầu tư Khô Đậu tương, bạn không cần bỏ ra một số vốn quá nhiều .

– Giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư để hạn chế rủi ro.

Tuy nhiên, trước khi quyết định đầu tư Khô đậu tương, các nhà đầu tư cần có sự chuẩn bị từ việc tìm hiểu kỹ về thị trưởng, giá cả, cách thức và nơi sản xuất mặt hàng Khô đậu tương. Không những vậy, bạn cũng cần tìm hiểu thêm về dự báo giá Khô đậu tương trong tương lai, cách phân tích kỹ thuật thị trường về sản phẩm này. Các nhà đầu tư hoàn toàn có thể kết nối với các chuyên viên trong nghề có uy tín.

Trong thị trường giao dịch hàng hoá phái sinh, EDU TRADE tự hào là đơn vị cung cấp đa dạng các dịch vụ đào tạo và tư vấn đầu tư về hàng hóa phái sinh tại Việt Nam, luôn sẵn sàng kết nối và đồng hành cùng các nhà đầu tư trong thị trường đầu tư hàng hoá phái sinh. Chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách trải nghiệm hoàn hảo nhất, với các chuyên viên thực chiến dày dặn kinh nghiệm cùng phương châm đặt lợi ích và mong muốn của khách hàng lên hàng đầu, mang lại kiến thức và lợi nhuận bền vững luôn là điều mà EDU TRADE khát khao hướng đến.

 

Vì sao nên chọn chúng tôi ?

 

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp những thắc mắc ngay hôm nay.

Công ty cổ phần Edu Trade - “Tri thức đầu tư, đồng hành cùng bạn”

 

 

Đăng ký lớp học trading hàng hóa : https://edutrade.vn/mo-tai-khoan#form

Trụ sở chính: Tầng 9, Tòa nhà Biển Đông, 84-86 Nguyễn Trường Tộ, phường 12, quận 4, TP. Hồ Chí Minh

Chi nhánh Đà Nẵng: Toà nhà Trang Lâm Phát, 771 Ngô Quyền, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà , Thành phố Đà Nẵng

Hotline: 0866 212 677

  Email: hotline@edutrade.vn

 Website: www.edutrade.vn

 Youtube: youtube.com/c/EdutradeGiaodịchhànghoá

OA Zalo: zalo.me/1005051091723788130

Tham gia cộng đồng chia sẻ kiến thức đầu tư hàng hoá phái sinh tại đây: https://zalo.me/g/rgbzng044

 

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan

Bài viết quan tâm nhiều nhất