Thị trường tài chính được hình thành bởi nhiều yếu tố với những đặc điểm và đặc trưng khác nhau. Để có thể tham gia vào thị trường này, các nhà đầu tư cần hiểu rõ về nó. Từ đó, có thể xây dựng cho mình một chiến lược tìm kiếm lợi nhuận tối ưu và hiệu quả nhất.
Giờ đây, hãy cùng Edu Trade tìm hiểu về “Cách thức hoạt động và cấu trúc của thị trường tài chính” thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Thị trường tài chính là gì?
Thị trường tài chính là thị trường trong đó diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi những loại dịch vụ, hàng hóa. Từ đó, chúng ta có thể hiểu được thị trường tài chính thông qua các khái niệm của thị trường được nêu trên: Là nơi diễn ra sự trao đổi giao dịch, mua bán của các loại tài sản tài chính.
Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi những loại dịch vụ, hàng hóa
2. Cấu trúc thị trường tài chính là gì?
Cấu trúc của thị trường tài chính bao gồm nhiều thành phần khác nhau, mang đặc trưng riêng. Tuy nhiên, có 3 thành phần chính đó là sự luân chuyển của các nguồn tài chính, thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động và tính pháp lý.
3. Điều kiện hình thành thị trường tài chính
Thị trường tài chính bao gồm yếu tố sau:
- Nền kinh tế hàng hóa phát triển, ổn định, cân đối tiền tệ và được kiểm soát.
- Công cụ tài chính phong phú, đa dạng.
- Hệ thống luật pháp thống nhất và giám sát hoàn thiện.
- Mở rộng mạng lưới các trung gian tài chính.
- Các hoạt động tài chính được phục vụ bởi cơ sở hạ tầng kinh tế và hệ thống thông tin.
- Có nhà kinh doanh và nhà quản lý am hiểu thị trường tài chính và đội ngũ nhà đầu tư giàu kiến thức.
4. Đặc điểm cơ bản của thị trường tài chính
Khi các nhà đầu tư hiểu về những đặc điểm cơ bản của thị trường tài chính. Việc này sẽ giúp cho hoạt động đầu tư và kinh doanh trở nên hiệu quả hơn. Thêm vào đó, bạn hoàn toàn có thể nhận định được những biến động đang ảnh hưởng đến nền kinh tế và dòng tiền.
Các đặc điểm cơ bản mà ai cũng nên biết khi nghiên cứu thị trường này:
- Về đối tượng: Nguồn cung/cầu về vốn hay dòng tiền là những đối tượng mà thị trường tài chính hướng đến.
- Công cụ tham gia: Đối tượng tham gia sẽ là những người sở hữu chứng từ có giá trị được phát hành khi phát sinh giao dịch.
- Chủ thể: Là cơ quan, tổ chức hay cá nhân đều có thể tham gia thị trường tài chính. Họ sẽ được hưởng quyền và nghĩa vụ tương đương nhau.
- Hàng hóa: Cổ phiếu, các hợp đồng kỳ hạn hoặc trái phiếu,… Tùy theo nhu cầu của khách hàng và loại nhu cầu mà hàng hóa sẽ có sự khác biệt.
5. Chức năng và vai trò của thị trường tài chính
5.1 Vai trò thị trường tài chính
Các vai trò đặc biệt của thị trường tài chính:
- Huy động vốn: Giống như những thị trường khác, thị trường tài chính cũng không thể hoạt động nếu không có vốn. Do đó, huy động vốn, huy động các dòng tiền trong – ngoài nước đóng vai trò rất lớn và vô cùng quan trọng.
- Vận chuyển dòng tiền: Đây sẽ là nhân tố giúp nâng cao hiệu quả và thúc đẩy quá trình sử dụng dòng tiền hay các công cụ tài chính.
- Vai trò thực thi chính sách nhà nước: Ngoài những vai trò trên, vai trò quan trọng nhất vẫn là thực hiện các chính sách tiền tệ, chính sách tài chính của nhà nước.
5.2 Chức năng của thị trường tài chính
Thị trường tài chính bao gồm các chức năng sau:
- Là kênh huy động vốn từ những người có dòng tiền nhàn rỗi đến với người kinh doanh. Điều này sẽ giúp chuyển vốn từ người có tiền nhưng không có cơ hội kinh doanh sang những người kinh doanh nhưng không đủ vốn.
- Thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài, giúp mở cửa thị trường tài chính. Đồng thời hỗ trợ thực hiện chính sách cải cách nền kinh tế.
- Ngoài những chức năng trên nó còn thực hiện chức năng thanh khoản cho hàng hóa.
6. Các cấu trúc thị trường tài chính
Việc phân loại được từng loại thị trường sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng tìm hiểu và tiếp cận được đến thị trường phù hợp. Mọi người hoàn toàn có thể phân loại thị trường dựa theo các tiêu chí sau:
6.1 Phân loại căn cứ sự luân chuyển vốn
Xét theo nguồn tài chính hoặc thời gian quay vòng vốn có thể chia làm 2 loại:
- Thị trường tài chính sơ cấp: Là nơi thực hiện hoạt động mua bán các loại chứng khoán mới. Những loại được phát hành thông qua ngân hàng.
- Thị trường tài chính thứ cấp: Hoạt động chính của thị trường này là mua bán chứng khoán đã được phát hành. Trong đó, thị trường này cũng được chia thành 2 loại nhỏ, gồm có: Sở giao dịch và thị trường phi tập trung.
6.2 Phân loại căn cứ phương thức huy động nguồn tài chính
Theo phương thức nguồn tài chính và huy động vốn, thị trường tài chính có thể chia thành 2 loại sau đây:
- Thị trường nợ: Đây sẽ là nơi diễn các những hoạt động mua bán các công nợ. Thường có ba loại công nợ chính: Nợ ngắn hạn – có thời hạn dưới 1 năm, nợ trung hạn – có thời gian từ 1 đến 10 năm và nợ dài hạn – có thời hạn từ 10 năm trở lên.
- Thị trường vốn cổ phần: Là nơi sẽ diễn ra hoạt động huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu. Cổ phiếu sẽ được phân chia dựa trên lợi nhuận và tài sản của công ty. Trong đó, cổ đông cũng sẽ nắm giữ một phần tài sản của tổ chức.
6.3 Phân loại căn cứ thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động
Dựa vào đặc điểm của các nguồn tài chính huy động, thị trường cũng có thể chia làm 2 loại:
- Thị trường tiền tệ: Là nơi phát hành và mua lại các công cụ tài chính ngắn hạn (thời gian dưới 1 năm). Những công cụ thường gặp trong thị trường tiền tệ là: Trái phiếu kho bạc, tài sản ngân hàng ngắn hạn, phiếu bầu, chứng chỉ tiền gửi,…
- Thị trường vốn: Nơi thực hiện giao dịch các công cụ tài chính dài hạn (thời gian từ 1 năm trở lên). Đồng thời, thị trường này cũng là nơi giải quyết mối quan hệ cung cầu vốn dài hạn.
6.4 Phân loại căn cứ tính chất pháp lý
Căn cứ vào tính chất pháp lý, thị trường cũng sẽ được chia thành 2 loại:
- Thị trường tài chính chính thức: Các giao dịch mua bán, chuyển đổi tài chính sẽ được thực hiện theo chế độ quy định của pháp luật và theo một nguyên tắc nhất định. Nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường này sẽ được bảo vệ về mặt pháp lý theo quy định pháp luật.
- Thị trường tài chính không chính thức: Tại đây, nhưng giao dịch sẽ không được quản lý theo nguyên tắc của luật pháp. Vì thế, quyền lợi của nhà đầu tư sẽ không được công nhận và bảo vệ.
7. Cấu trúc và thực trạng thị trường tài chính Việt Nam hiện nay
7.1 Cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam
Khi hiểu rõ về cấu trúc tài chính thị trường Việt Nam, các nhà đầu tư sẽ đánh giá được đặc trưng và bản chất của biến động. Mỗi nền kinh tế sẽ có công cụ tài chính và đặc trưng huy động vốn khác nhau. Cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam được chia thành 2 loại: Thị trường vốn và thị trường tiền tệ, dựa trên thời gian sử dụng nguồn vốn huy động được.
7.2 Thực trạng thị trường tài chính Việt Nam hiện nay
Những thị trường kinh tế đặc biệt tại thị trường tài chính Việt Nam
Thị trường tài chính Việt Nam ngày nay có sự tăng trưởng đa chiều và sâu rộng. Nhờ đó, tạo nên các thị trường kinh tế đặc biệt như:
- Các tổ chức tài chính.
- Thị trường cổ phiếu và trái phiếu.
- Thị trường bảo hiểm.
- Bộ máy tổ chức tài chính thương mại.
Trong đó, các tổ chức tài chính tại Việt Nam và hệ thống tổ chức tài chính đang là nguồn cung cấp vốn cho công ty. Do đó, tốc độ tăng trưởng của kinh tế sẽ bị tác động nhiều bởi tốc độ tăng trưởng tín dụng.
7.3 Thực trạng tiền gửi và huy động vốn tại Việt Nam
Thị trường tiền gửi và huy động vốn tại Việt Nam luôn được đánh giá là vô cùng sôi động. Ở Việt Nam, ngân hàng có nhiều phương pháp hấp dẫn nhằm thu hút dòng tiền của người dân thông qua các dịch vụ ưu đãi.
Chẳng hạn như:
- Khuyến khích người dân gửi tài khoản tín dụng.
- Cạnh tranh thu hút tiền gửi không kỳ hạn từ các tổ chức kinh tế và cá nhân.
- Huy động vốn từ tiền gửi trong vòng 6 tháng bằng cách cạnh tranh phát hành chứng chỉ tiền gửi, cổ phiếu, trái phiếu,…
Hy vọng những thông tin Edu Trade vừa chia sẻ trên đây có thể cung cấp thêm cho Quý đầu tư nhiều kiến thức hữu ích. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về các thị trường tài chính cần được tư vấn, hãy liên hệ đến số Hotline: 0866.212.677 để được hỗ trợ nhé!
Edu Trade – Thành viên hàng đầu của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.