Trong những năm gần đây, đầu tư vào thị trường phái sinh đã và đang trở thành kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia mỗi ngày.
Nếu bạn cũng đang quan tâm về đầu tư hàng hóa phái sinh thì hãy cùng Edu Trade khám phá thị trường này: Cơ hội và tăng trưởng tài sản qua bài viết dưới đây nhé!
1. Thị trường phái sinh là gì?
Thị trường phái sinh là một thị trường được dùng để mua, bán hay trao đổi các sản phẩm sơ cấp hoặc thô. Hiện nay trên thế giới có khoảng 50 thị trường hàng hóa, tạo điều lớn cho hoạt thương mại của 100 mặt hàng chính.
Hàng hóa gồm 2 loại chính:
- Hàng hóa mềm: Là các sản phẩm chăn nuôi hoặc nông nghiệp. Ví dụ như thịt gà, thịt heo, ngô, lúa mì, cà phê,…
- Hàng hóa cứng: Thường sẽ là các tài nguyên thiên nhiên cần được khai thác. Chẳng hạn: Cao su, dầu, vàng,…
Thị trường phái sinh là gì?
2. Ý nghĩa của thị trường phái sinh
Sự ra đời của thị trường phái sinh mang đến rất nhiều ý nghĩa với cả doanh nghiệp phát hành và các nhà đầu tư. Có thể coi đây là một sáng tạo lớn trong quá trình phát triển của hệ thống tài chính.
- Đối với những người đầu tư: Đầu tư phái sinh mang lại cơ hội thu về lợi nhuận cao cho nhà đầu tư từ sự chênh lệch giá hàng hóa tại các thời điểm khác nhau.
- Với doanh nghiệp: Trên thị trường đầu tư các doanh nghiệp có thể giảm thiểu được rủi ro do sự biến động của thị trường. Đồng thời, giúp doanh nghiệp chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
3. Thị trường phái sinh dành cho ai?
Các đối tượng phù hợp với thị trường phái sinh:
- Những cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu giao dịch đối với tài sản cơ sở. Họ sử dụng chứng khoán phái sinh để phòng hộ cho những rủi ro liên quan đến sự biến động về giá của tài sản.
- Những cá nhân/tổ chức tham gia mua bán cùng lúc nhiều loại chứng khoán phái sinh khác nhau. Nhằm tận dụng sự chênh lệch giá giữa chúng để thu về lợi nhuận phi rủi ro và hạn chế sự chênh lệch về giá cả.
- Những cá nhân hay tổ chức không có ý định đầu tư tài sản cơ sở nhưng lại muốn tận dụng sự biến động giá để thu về lợi nhuận ngắn hạn.
4. Ưu điểm của thị trường phái sinh
- Tính thanh khoản cao: Do đặc thù của thị trường phái sinh là thực hiện liên thông với các sàn giao dịch trên thế giới. Cùng với sự đa dạng sản phẩm đầu tư nên thị trường này có tính thanh khoản cực kỳ cao. Ngoài ra, các nhà đầu tư còn có thể thu được lợi nhuận về ngay sau khi thực hiện giao dịch mua – bán bởi hình thức giao dịch hai chiều với thời gian T+0.
- Tính minh bạch và an toàn: Hoạt động dưới sự kiểm soát của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) được cấp phép bởi Bộ Công Thương. Do đó, đầu tư phái sinh nhận được sự quan tâm và ưu ái của rất nhiều nhà đầu tư. Bằng chứng là khối lượng giao dịch đang tăng lên từ vài trăm đến vài nghìn lot mỗi ngày (giao dịch chủ yếu ở các nhóm năng lượng và nông sản).
- Giá trị đòn bẩy cao: Giao dịch phái sinh có tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao hơn hẳn so với các kênh đầu tư truyền thống khác. Có lợi thế lớn từ đòn bẩy tài chính cao nên khả năng sinh lời của thị trường này cũng sẽ cao hơn. Cụ thể, đòn bẩy tối đa là 1:30 tùy mặt hàng giao dịch cho một hợp đồng.
- Giao dịch T+0: Trong khi chứng khoán cơ sở cần vài ngày để thực hiện đóng lệnh chốt lời thì đầu tư phái sinh cho phép các nhà đầu tư thực hiện đóng và mở vị thế ngay trong ngày. Chốt lỗ/lãi ngay tức khắc là một ưu thế lớn của thị trường phái sinh.
- Giao dịch 2 chiều: Lợi thế này cho phép người đầu tư có thể thu được lợi nhuận hai chiều ngay cả khi thị trường tăng hoặc giảm.
- Bảo hiểm hàng hóa, tránh được những rủi ro từ thị trường: Khi giao dịch dựa trên hợp đồng tương lai hàng hóa sinh có thể tránh được các rủi ro và biến động của thị trường.
5. Các hoạt động trên thị trường chứng khoán phái sinh
Hãy cùng Edu Trade khám phá thị trường chứng khoán này hoạt động như thế nào nhé!
5.1 Giao dịch phái sinh
Là hoạt động mua và bán các hợp đồng phái sinh hoặc các sản phẩm phái sinh khác có liên quan đến giá của các loại hàng hóa như vàng, ngô, lúa mì, cao su,… Giao dịch này cho phép doanh nghiệp và nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro về giá, giúp đầu tư hiệu quả và tăng khả năng quản lý rủi ro. Đồng thời, giao dịch hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành giá cả hàng hóa và ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa và hoạt động sản xuất.
5.2 Hợp đồng phái sinh
Các loại hợp đồng phái sinh
Có 4 loại hợp đồng phái sinh phổ biến:
- Hợp đồng kỳ hạn – Forward contract.
- Hợp đồng tương lai – Futures contract.
- Hợp đồng quyền chọn – Options contract.
- Hợp đồng hoán đổi – Swap contract.
6. Hướng dẫn giao dịch phái sinh
Dưới đây là các bước hướng dẫn giao dịch phái sinh đơn giản:
- Bước 1: Chọn lựa địa chỉ đầu tư uy tín
Đầu tiên, các nhà đầu tư cần tìm cho mình một địa chỉ đầu tư an toàn và uy tín. Công ty Cổ phần Edu Trade là một trong những địa chỉ đang tin cậy mà mọi người nhất định không được bỏ qua.
- Bước 2: Mở tài khoản
Khi đã lựa chọn xong địa chỉ đầu tư uy tín ưng ý, bước tiếp theo bạn cần làm là mở tài khoản giao dịch.
- Bước 3: Hướng dẫn giao dịch đầu tư phái sinh cho nhà đầu tư
Ở bước này, nhà đầu tư nên chọn cho mình các loại hàng hóa phù hợp với mục đích đầu tư của bản thân để gia tăng lợi nhuận.
Thị trường hàng hóa phái sinh gồm 4 nhóm mặt hàng chính sau đây:
– Nhóm nông sản: Ngô, lúa, gạo, dầu đậu tương,…
– Nhóm nguyên liệu công nghiệp: Cà phê, cao su, cacao, bông, đường,…
– Nhóm năng lượng: Xăng, khí tự nhiên, dầu thô WTI, dầu Brent,…
– Nhóm kim loại: Quặng sắt, bạch kim, bạc, chì, đồng,…
- Bước 4: Tiến hành ký hợp đồng hàng hóa giao dịch
4 loại hợp đồng mà bạn có thể sử dụng để ký kết hợp đồng hàng hóa phái sinh:
– Hợp đồng tương lai.
– Hợp đồng quyền chọn.
– Hợp đồng hoán đổi.
– Hợp đồng kỳ hạn.
Trên đây là tất cả thông tin về “Khám phá thị trường phái sinh: Cơ hội đầu tư và tăng trưởng tài sản”. Hy vọng bài viết này có thể cung cấp thêm cho các nhà đầu tư những kiến thức hữu ích về giao dịch phái sinh và những ưu điểm của nó. Qua đó mà mọi người có thể đưa ra cho bản thân những quyết định đầu tư đúng đắn và hiệu quả.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì cần được tư vấn, hãy liên hệ đến số Hotline: 0866.212.677 để được hỗ trợ nhé!
Edu Trade – Thành viên hàng đầu của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.