Trên thế giới, quỹ đầu tư là một trong những loại đầu tư đang rất phổ biến. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hình thức này vẫn còn khá mới mẻ đối với nhiều người.
Tuy nhiên, nếu bạn đang thắc mắc rằng “Quỹ đầu tư là gì? Cách tham gia loại quỹ này khó hay dễ?” cùng Edu Trade tìm hiểu ngay nhé!
1. Quỹ đầu tư là gì?
Quỹ đầu tư (quỹ đại chúng) là một sản phẩm/dịch vụ do công ty quản lý quỹ thiết lập với mục đích huy động vốn từ các nhà đầu tư khác nhau. Sau đó, nguồn vốn này sẽ được đầu tư vào các lĩnh vực có khả năng sinh lời như chứng khoán, trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản,… Nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, quỹ đầu tư sẽ được giám sát bởi cơ quan có thẩm quyền và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.
2. Lợi ích khi đầu tư vào quỹ
Việc tham gia quỹ đầu tư ngày càng trở thành một giải pháp lý tưởng khi lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng không còn hấp dẫn.
Tài chính của bạn sẽ được quản lý bởi các chuyên gia có chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Vì thế, khi tham gia quỹ đầu tư, bạn không cần mất nhiều thời gian để theo dõi thị trường hay có kiến thức chuyên sâu về đầu tư tài chính.
Sự có mặt của các nhà quản lý sẽ giúp bạn nhanh chóng kiểm soát rủi ro, dễ dàng theo dõi chuyến biến của thị trường và tối đa hóa lợi nhuận đầu tư.
3. Phân loại các loại quỹ đầu tư hiện nay
Khám phá một trong những cách phân loại quỹ đầu tư phổ biến hiện nay.
3 cách phương pháp phân loại các loại quỹ đầu tư hiện nay
3.1 Dựa vào cấu trúc vận động vốn
- Quỹ đóng: Do chỉ được phát hành một lần duy nhất khi huy động vốn nên loại quỹ này thường có tính thanh khoản cao và ổn định. Số lượng chứng chỉ quỹ là không thể giao dịch và hoàn toàn cố định.
- Quỹ mở: So với quỹ đóng, quỹ mở có tính thanh khoản và linh hoạt hơn. Ngoài ra, quỹ mở còn được thành lập với thời gian không giới hạn. Bên cạnh đó, có thể bán lại theo giá trị ròng trong thời điểm giao dịch cho các công ty quản lý quỹ đầu tư.
3.2 Dựa vào nguồn vốn huy động
- Quỹ công chúng: Loại quỹ này huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi trên thị trường. Hai loại quỹ mở và đóng đều thuộc quỹ công chúng. Người tham gia quỹ đầu tư có thể là tổ chức hoặc cá nhân, nhưng hầu hết là cá nhân đầu tư riêng lẻ. Bên cạnh đó, quỹ công chúng còn giúp người đầu tư đạt được lợi nhuận hiệu quả trong dài hạn và giảm thiểu rủi ro.
- Quỹ thành viên: Quỹ thành viên thường có số lượng thành viên giới hạn chỉ từ 2 – 99 và chỉ chấp nhận những nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Do có số vốn lớn, các nhà đầu tư có thể tham gia kiểm soát quỹ đầu tư, với số tiền đóng góp tối thiểu là 50 tỷ đồng.
3.3 Dựa vào hình thức tổ chức
- Quỹ công ty: Quỹ công ty được thành lập bởi một công ty với nhà đầu tư là cổ đông. Hội đồng quản trị là cơ quan giám sát cao nhất của quỹ, có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của quỹ. Đồng thời, có quyền thay đổi và chọn lựa công ty quản lý quỹ đầu tư, giám sát việc đầu tư của công ty quản lý.
- Qũy hợp đồng: Đây là quỹ do công ty quản lý quỹ huy động vốn và thành lập. Đặc biệt, ở loại quỹ này, nhà đầu tư góp vốn vào quỹ nhưng sẽ không tham gia vào hoạt động đầu tư.
4. Cách thức hoạt động của quỹ đầu tư
3 bước cách thức hoạt động của quỹ đầu tư
Quỹ đầu tư sẽ thường có 3 bước hoạt động cơ bản:
- Bước 1: Huy động vốn
Những người đầu tư vào quỹ đầu tư sẽ mua chứng chỉ quỹ mà công ty quản lý quỹ phát hành. Chứng chỉ quỹ là các chứng từ được chứng nhận quyền sử dụng vốn của người tham gia. Tại đây, chủ đầu tư sẽ nhận được lợi nhuận hoặc chịu rủi ro tùy thuộc vào hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, khi tham gia đầu tư quỹ, bạn không được phép can thiệp vào quyết định đầu tư của quỹ.
- Bước 2: Đầu tư
Các chuyên gia tại công ty quản lý quỹ sẽ tiến hành phân tích tích thị trường cũng như đưa ra quyết định đầu tư vào các sản phẩm mục tiêu. Chẳng hạn như tiền tệ, bất động sản, chứng khoán hoặc trái phiếu,… Với mục đích sinh lợi và tăng giá trị tài sản.
- Bước 3: Phát hành, định giá và mua lại chứng chỉ quỹ
Công ty quản lý quỹ đầu tư sẽ đánh giá giá trị chứng chỉ quỹ theo công thức sau:
Giá trị chứng chỉ quỹ = NAV/CCQ
Trong đó:
– NAV: Tổng giá trị ròng của quỹ.
– CCQ: Tổng số chứng chỉ quỹ đã phát hành.
Lưu ý:
– Trường hợp quỹ đóng: Giá của chứng chỉ quỹ tương tự với cổ phiếu phụ thuộc vào nhu cầu trên thị trường.
– Trường hợp quỹ mở: Đối với quỹ mở, công ty quản lý quỹ có thể mua lại chứng chỉ quỹ từ nhà đầu tư nếu họ có nhu cầu bán lại.
5. Lựa chọn công ty quản lý Quỹ đầu tư uy tín – Bí quyết đầu tư thành công
Khi tham gia quỹ đầu tư, mọi người nên chọn một công ty đáng tin cậy. Năng lực của quy mô quản lý sẽ giúp bạn có thể kiểm soát rủi ro, có lợi trong thời gian dài và đảm bảo đầu tư an toàn. Bạn có thể dựa vào những tiêu chí sau đây để có thể chọn lựa công ty quản lý quỹ:
- Công ty quản lý có thâm niên hoạt động lâu dài, được nhiều nhà đầu tư danh tiếng đánh giá cao.
- Các quỹ mà công ty đó đang quản lý có hiệu suất tốt hơn so với các quỹ tương tự mà các công ty khác đang quản lý.
- Nên chọn các công ty có danh mục đầu tư đa dạng, có website chuyên nghiệp và đầy đủ thông tin về đầu tư tài chính.
- Đội ngũ nhân viên tận tình, chuyên nghiệp có thể giải đáp mọi thắc mắc cho người tham gia.
- Thông tin quỹ đầu tư luôn cam kết công khai và minh bạch.
- Công ty quản lý quỹ đầu tư cung cấp đầy đủ các hình thức tiếp cận như tổng đài liên hệ, hệ thống các chi nhánh, chăm sóc khách hàng qua email/mạng xã hội. Nhằm có thể hỗ trợ nhà đầu tư mọi lúc mọi nơi một cách nhanh chóng nhất.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm cho bạn nhiều kiến thức hữu ích về quỹ đầu tư. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về đầu tư quỹ và có nhu cầu đầu tư, hãy liên hệ với Edu Trade qua số Hotline: 0866.212.677 nhé!
Edu Trade – Thành viên hàng đầu của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.