Trong những năm gần đây, sở giao dịch hàng hóa Việt Nam là một trong những lĩnh vực đầu tư được phát triển rộng rãi. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì thị trường này vẫn đang trong giai đoạn khởi động và có nhiều tiềm năng để khai thác.
Nếu bạn đang quan tâm đến hàng hóa phái sinh thì hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây của Edu Trade để tìm ra được những Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam uy tín nhé!
1. Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam là gì?
Tổ chức duy nhất hoạt động trong lĩnh vực giao dịch hàng hóa phái sinh, được cấp phép bởi Bộ Công Thương chính là Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV). Là đơn đơn vị tổ chức chuyên cung ứng các giao dịch vật chất và hàng hóa kỳ hạn cho những cá nhân và tổ chức có đăng ký kinh doanh phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Đóng vai trò là nơi kết nối trung gian duy nhất và uy tín của Việt Nam ra thị trường hàng hóa quốc tế.
Sở tập trung vào các hàng hóa giao dịch:
- Ngành hàng nông sản có thể xuất khẩu mạnh.
- Những sản phẩm chủ lực như gạo, xăng dầu, cà phê,…
Mercantile Exchange Of Viet Nam – Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam
2. Sàn giao dịch hàng hóa uy tín
Sàn giao dịch sẽ giúp các nhà đầu tư tham gia giao dịch mọi lúc mọi nơi. Ngoài ra đây còn là nơi liên kết với các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế được quy định với những cơ quan quản lý cấp quốc gia. Dưới đây Edu Trade sẽ giới thiệu cho bạn một số sàn giao dịch uy tín Việt Nam và trên thế giới nhé!
2.1 Sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới uy tín
Khi tham gia vào bất kỳ một sàn giao dịch nào, bạn cần quan tâm đến các vấn đề bảo mật và an toàn. Sau đây là một số sàn giao dịch hàng hóa uy tín trên thế giới mà bạn có thể quan tâm:
- ICE – Intercontinental Exchange: Có thế mạnh về các mặt hàng như dầu sinh học, sản phẩm nông nghiệp, giấy bạc và năng lượng điện.
- TOCOM – Tokyo Commodity Exchange: Các sản phẩm hàng hóa tiêu biểu: Kim loại quý, kim loại công nghiệp, năng lượng, cao su, sản phẩm nông nghiệp.
- CME – Chicago Mercantile Exchange: Tập trung vào cái sản phẩm thịt, nông sản, kim loại, năng lượng.
- SGX – Singapore Exchange: Có thế mạnh về các nhóm sản phẩm như năng lượng, kim loại quý, cao su, sản phẩm nông nghiệp, kim loại công nghiệp.
- LME – London Metal Exchange: Các sản phẩm hàng hóa tiêu biểu bao gồm đồng, chì, nhôm, niken, phôi thép, thiếc, kẽm và molypden.
2.2 Sàn giao dịch hàng hóa Việt Nam uy tín
Trên cơ chế giao dịch 2 chiều, cùng với sự đa dạng trong danh mục của các mặt hàng phái sinh sẽ đem đến lợi ích tối đa cho nhà đầu tư. Đồng thời, vẫn sẽ đảm bảo được mức độ hợp lý và an toàn.
Hiểu được những nhu cầu của khách hàng và sự biến động của thị trường. Edu Trade sẵn sàng tư vấn và đưa ra cho bạn những giải pháp tối ưu nhằm gia tăng cơ hội đầu tư và giảm thiểu rủi ro.
Đặc biệt, vào năm 2022 Edu Trade đã chính thức là thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV). Vì thế mọi người hoàn toàn có thể yên tâm khi chọn lựa Edu Trade nhé!
3. Quá trình thành lập Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam
- 28/12/2006: Thành lập Sở giao dịch hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được quy định theo nghị định số 158/2006/NĐ_CP.
- 01/09/2010: Thành lập Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam đầu tiên – Giấy phép số 4596/GP_BCT.
- 09/04/2018: Nghị định số 51/2018/NĐ_CP sửa đổi bổ sung Nghị định 158/2006/NĐ_CP.
- 08/06/2018: Thành lập Sở giao dịch hàng hóa – Giấy phép số 484/GP_BTC.
- 18/06/2018: Hồ sơ của MXV về giao dịch hàng hóa có quyền giao dịch liên thông được Bộ Công Thương chấp thuận.
- 20/06/2018: MXV đăng ký danh sách LEI (Legal Entity Identifier 549300DGJGJ3U1RBZ454). Áp dụng cho tất cả giao dịch tài chính với các đối tác ở Châu Âu.
Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV)
3.1 Hành lang pháp lý, nghị định
- Nghị định số 51/2018/NĐ_CP sửa đổi bổ sung Nghị định 158/2006/NĐ_CP: Cho phép nhà đầu tư cá nhân tham gia giao dịch và cho phép liên thông với Sở giao dịch quốc tế.
- Nghị định số 158/2006/NĐ_CP về việc thành lập Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.
- LEI (Legal Entity Identifier 549300DGJGJ3U1RBZ454): Áp dụng cho tất cả giao dịch tài chính với các đối tác Châu Âu.
Xem thêm Thị trường hàng hóa
3.2 Cơ cấu tổ chức, hoạt động
Để dễ hình dung và so sánh, MXV – Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam hoạt động tương tự như HOSE – Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM hay HNK – Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Sở hoạt động như một trung tâm kết nối, giữa công ty thành viên, các nhà đầu tư và Sở giao dịch hàng hóa quốc tế.
Cũng giống như Sở giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch hàng hóa cũng có nhiều phòng ban và các bộ phận đặc thù như Trung tâm thanh toán bù trừ, Trung tâm giao nhận hàng hóa,…
4. Mục tiêu và chức năng của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam
4.1 Mục tiêu ra đời sở giao dịch hàng hóa
Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam ra đời nhằm cung cấp các công cụ phái sinh thông qua các loại hợp đồng tương lai. Để nhà đầu tư có thể thực hiện các mục đích khác nhau như làm công cụ quản trị rủi ro, làm công cụ đầu tư hoặc bảo hiểm giá.
Thời gian trước đây khi chưa có Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam, các nhà đầu tư cần phải thông qua các phòng ban của ngân hàng với nhiều hồ sơ và thủ tục phức tạp để thực hiện giao dịch và bảo hiểm giá khi có nhu cầu mua bán, sản xuất hàng hóa. Còn giờ đây, mọi việc đã trở nên đơn giản hơn khi giao dịch được thực hiện qua Sở. Các nhà đầu tư có thể đặt lệnh trực tiếp và danh mục sản phẩm đa dạng hơn, phù hợp với nhu cầu của hầu hết các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, theo nghị định số 51/2018/NĐ_CP sửa đổi bổ sung Nghị định 158/2006/NĐ_CP, nhà đầu tư cá nhân có thể tham gia giao dịch, mở ra một kênh đầu tư mới bên cạnh kênh chứng khoán truyền thống.
Do có nhiều ưu điểm như giao dịch 2 chiều, T+0,.. nên kênh đầu tư hàng hóa phái sinh sinh này đã và đang thu hút được lượng lớn nhà đầu tư chứng khoán tham gia.
4.2 Chức năng của Sở giao dịch hàng hóa
Những chức năng của Sở giao dịch hàng hóa:
- Cung cấp các điều kiện kỹ thuật – vật chất cần thiết để giao dịch mua – bán hàng hóa.
- Điều hành các hoạt động giao dịch.
- Niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm nhất định.
4.3 Bảo hiểm giá
Tình trạng “được mùa mất giá” diễn ra ngày càng nhiều khi hàng nông sản đưa ra thị trường bị thương lái ép giá. Để ổn định giá và hạn chế rủi ro cho những nhà sản xuất nhỏ lẻ, việc niêm yết và giao dịch hàng hóa tại Sở giao dịch hàng hóa sẽ được tiêu chuẩn hóa và định giá trước thời điểm giao dịch.
Điều này đặc biệt có ý nghĩa vì nước ta là một nước xuất khẩu nông nghiệp lớn. Chẳng hạn như cà phê Robusta đứng thứ nhất, cao su đứng thứ hai nhưng giá cả lại thất thường. Đồng nghĩa, người nông dân sẽ không được lợi khi giá tăng.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp có nhu cầu hàng hóa có thể sử dụng những công cụ như hợp đồng quyền chọn hoặc hợp đồng tương lai để đảm báo giá nguyên liệu luôn ổn định.
4.4 Tạo lập thị trường
Trong chuỗi giá trị sản phẩm, Sở giao dịch hàng hóa đóng vai trò là trung gian kết nối từ những người nông dân cà phê, đến nhà chế biến rang xay, đơn vị xuất khẩu cho đến người tiêu dùng.
Đồng thời, kết nối những người có nhu cầu về hàng hóa với nhau để tạo nên một thị trường hàng hóa với các quy chuẩn nhất định, giúp họ giao dịch hàng hóa một cách thuận tiện hơn.
4.5 Thu thập và phổ biến thông tin thị trường
Sau khi đánh giá xu hướng giá cả và triển vọng giảm hoặc tăng của hàng hóa đó, người mua và người bán trên Sàn giao dịch hàng hóa sẽ cùng tham gia vào giao dịch các hợp đồng hàng hóa.
Do đó, Sở giao dịch hàng hóa là nơi cung cấp những thông tin cần thiết và dữ liệu thống kê có liên quan đến tình hình giao dịch của các loại hàng hóa. Từ đó, làm căn cứ giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định của mình.
5. Phân loại giao dịch hàng hóa
Bản đặc tả hợp đồng là những hàng hóa giao dịch trên các Sàn giao dịch hàng hóa được xếp theo những đặc điểm nhất định. Nhờ các bản đặc tả hợp đồng mà nhà đầu tư có thể dễ dàng đưa ra lựa chọn nhóm hàng hóa. Những nhóm nào phù hợp với mục đích và nhu cầu đầu tư của bản thân.
6. Điểm khác biệt khi giao dịch hàng hóa tại Edu Trade
Những điểm khác biệt khi giao dịch hàng hóa tại Educate:
- Là công ty uy tín được cấp phép: Theo quyết định số 216/QĐ/TGĐ-MXV, kể từ ngày 22.03.2022 Công ty Cổ phần Edu Trade đã trở thành thành thành viên kinh doanh chính thức của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV).
- Giao dịch 2 chiều: Cho phép nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận ngay cả khi thị trường tăng hoặc giảm. Cho phép nhà đầu tư bán mặt hàng khi không nắm tài sản cơ sở.
- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp: Nhân viên được đào tạo bài bản về thị trường có chuyên môn cao, giúp khách hàng có thể đưa ra những quyết định hiệu quả.
- Tin tức độc quyền: Luôn cập nhật những thông tin chính xác nhất liên quan đến vấn đề tài chính hàng ngày.
- Hỗ trợ 24/7: Các nhà đầu tư sẽ nhận được sự hỗ trợ 24/7 từ đội ngũ nhân viên tận tâm và chuyên nghiệp. Đảm bảo sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra được lựa chọn hợp lý, nắm bắt được thị trường một cách tốt nhất.
7. Tổng kết
Với sự phát triển không ngừng nghỉ của nền kinh tế, giao dịch hàng hóa phái sinh đang dần trở thành một lựa chọn hấp dẫn để bảo vệ rủi ro và đầu tư. Trên cương vị là một trong những thành viên hoạt động tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), Edu Trade cam kết mang lại cho tất cả khách hàng dịch vụ chất lượng và các giải pháp đầu tư hiệu quả.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì cần được tư vấn, hãy liên hệ đến số Hotline: 0866.212.677 để được hỗ trợ nhé!
Edu Trade – Thành viên hàng đầu của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.