Để thực hiện giao dịch trên thị trường hàng hóa, nhà đầu tư cần thông qua các loại hợp đồng phái sinh, trong đó có hợp đồng quyền chọn. Vậy để hiểu hơn về loại hợp đồng này, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Edu Trade nhé!
1. Nguồn gốc ra đời
Hợp đồng quyền chọn (Options Contract), có lịch sử phát triển khá lâu đời, trải qua nhiều giai đoạn và biến đổi để trở thành công cụ tài chính phức tạp và đa dạng như hiện nay.
- Thế kỷ 17: Xuất hiện những dạng hợp đồng quyền chọn thô sơ đầu tiên tại Hà Lan, liên quan đến hoa tulip. Do cơn sốt hoa tulip thời bấy giờ, các nhà đầu tư đã mua bán quyền chọn mua hoặc bán hoa tulip trong tương lai với mức giá đã được xác định trước.
- Đến thế kỷ 18: Hợp đồng này bắt đầu được sử dụng rộng rãi hơn ở châu Âu, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại hàng hóa.
- Tuy nhiên đến thế ký 20: Hợp đồng quyền chọn bứt phá mạnh mẽ với sự ra đời của các Sở giao dịch quyền chọn (Option Exchanges) tại Chicago và Philadelphia.
Sự kiện này đánh dấu cột mốc quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của các loại hợp đồng quyền chọn mới, đa dạng hóa công cụ đầu tư cho nhà đầu tư.
2. Chức năng
- Phòng ngừa rủi ro: Là chức năng quan trọng nhất của hợp đồng quyền chọn. Nhà đầu tư có thể sử dụng quyền chọn để bảo vệ các danh mục đầu tư khỏi rủi ro biến động giá của tài sản cơ sở.
- Đầu cơ: Nhà đầu tư có thể sử dụng hợp đồng này để dự đoán cu xu hướng giá của tài sản cơ sở và tìm kiếm lợi nhuận từ biến động thị trường.
- Tăng thanh khoản: Việc thanh khoản tăng sẽ giúp các nhà đầu tư dễ dàng mua bán tài sản cơ sở với giá cạnh tranh hơn trên thị trường hàng hóa phái sinh.
Phòng ngừa rủi ro hiệu quả
3. Các bên tham gia hợp đồng quyền chọn
Người mua quyền chọn:
- Là bên mua hợp đồng quyền chọn, họ sẽ có quyền nhưng không có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng.
- Người mua quyền chọn phải chi trả cho người bán quyền chọn một khoản chi phí được gọi là phí quyền chọn.
Người bán quyền chọn:
- Là bên bán hợp đồng quyền chọn và có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng nếu người mua quyền chọn quyết định thực hiện quyền của họ.
- Người bán quyền chọn sẽ nhận được phí quyền chọn từ người mua quyền chọn.
4. Chiến lược đầu tư hàng hóa hiệu quả với hợp đồng quyền chọn
Chiến lược đầu tư hàng hóa hiệu quả giúp đạt lợi nhuận lý tưởng
Chiến lược phòng vệ rủi ro: Đối với hợp đồng quyền chọn đây là chiến lược vô cùng hiệu quả bởi khả năng đạt lợi nhuận lý tưởng và phòng vệ rủi ro. Nhà đầu tư có thể thực hiện chiến lược này như sau:
- Mở lệnh MUA + Mở vị thế “bán quyền chọn mua” hoặc “mua quyền chọn bán”.
- Mở lệnh BÁN + Mở vị thế “bán quyền chọn bán” hoặc “mua quyền chọn mua”.
Chiến lược đầu cơ: Đầu cơ giá lên bằng quyền chọn mua là một chiến lược tìm kiếm lợi nhuận từ việc chênh lệch giá. Chiến lược này hoạt động như sau: Nhà đầu tư mua quyền chọn mua với giá thực hiện X và thực hiện bán quyền chọn mua với giá X’ cao hơn cùng khối lượng.
Trên đây là tất cả thông tin về “Tìm hiểu về hợp đồng quyền chọn trên thị trường giao dịch hàng hóa”. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp thêm cho bạn nhiều kiến thức hữu ích về đầu tư hàng hóa phái sinh. Nhờ đó, các nhà đầu tư có thể tìm ra cho mình kế hoạch đầu tư tối ưu nhất. Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về thị trường này và có nhu cầu đầu tư hàng hóa phái sinh, hãy liên hệ với Edu Trade qua số Hotline: 0866.212.677 nhé!
Thử sức tham gia đầu tư ngay thị trường đầu tư hàng hóa phái sinh với Công ty Cổ phần Edu Trade. Doanh nghiệp TOP đầu, hỗ trợ chuyên nghiệp, tư vấn tận tâm, đồng hành cùng bạn tiến gần hơn đến hành trình tự do tài chính.
Edu Trade – Thành viên hàng đầu của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.