Để giao dịch trên thị trường giao dịch hàng hóa, các nhà đầu tư cần thực hiện thông qua các loại hợp đồng phái sinh, trong đó có hợp đồng tương lai.
Vậy để hiểu hơn về loại hợp đồng này, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Edu Trade nhé!
1. Nguồn gốc ra đời
Vào những năm 1730, xuất hiện những hình thức giao dịch tương lai đơn giản tại Nhật Bản, với việc nông dân ký hợp đồng bán gạo cho thương nhân vào vụ mùa sau với giá đã thỏa thuận trước. Đến thế kỷ 18, hoạt động giao dịch tương lai tiếp tục phát triển ở châu Âu, tập trung vào các mặt hàng như ngũ cốc, gia súc và len. Cụ thể hơn, vào năm 1864, Hội đồng Thương mại Chicago (Chicago Board of Trade – CBOT) liệt kê các hợp đồng kỳ hạn đầu tiên đã được chuẩn hóa, gọi chung là hợp đồng tương lai. Tính đến thế kỷ 19, hoạt động giao dịch tương lai tiếp tục phát triển ở châu Âu, tập trung vào các mặt hàng như ngũ cốc, gia súc và len.
2. Chức năng
- Đảm bảo và quản lý rủi ro trong đầu tư: Những người tham gia vào thị trường đầu tư hàng hóa có thể sử dụng hợp đồng tương lai như một cách để giảm tối đa rủi ro.
- Làm đòn bẩy tài chính: Các nhà đầu tư tạo ra vị thế đòn bẩy thông qua cách sử dụng hợp đồng tài chính. Do đến ngày đáo hạn các hợp đồng sẽ được thanh toán nên nhà đầu tư có thể nâng cao vị thế của mình.
- Giảm thiểu rủi ro: Loại hợp đồng này sẽ cho phép người tham gia giảm thiểu rủi ro đối với các danh mục đầu tư.
- Đa dạng hóa sản phẩm: Thông qua thị trường tương lai, những nhà đầu tư và nhà giao dịch có thể vào đầu cơ cho nhiều loại tài sản khác nhau thay vì thực hiện trực tiếp các giao dịch.
3. Các bên tham gia hợp đồng tương lai
Cơ quan quản lý:
- Thực hiện ban hành văn bản pháp luật quy định.
- Thanh tra và giám sát những hoạt động của thị trường hàng hóa phái sinh nói chung và hợp đồng tương lai nói riêng.
Sở giao dịch:
- Giám sát những hoạt động giao dịch hàng hóa phái sinh.
- Cung cấp những thông tin về giao dịch và sản phẩm.
- Tổ chức giao dịch và niêm yết các sản phẩm hàng hóa phái sinh.
Nhà đầu tư hàng hóa: Các nhà đầu tư nhỏ lẻ hay tổ chức đều có thể tham gia đầu tư vào thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, họ không thể trực tiếp tham gia vào thị trường mà cần phải thông qua các tổ chức trung gian để thực hiện các hoạt động giao dịch.
Mục đích của nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường giao dịch hàng hóa thường là:
- Phòng ngừa rủi ro các danh mục đầu tư.
- Đầu cơ về giá trên thị trường.
- Hạn chế chênh lệch giá.
4. Chiến lược đầu tư hàng hóa hiệu quả với hợp đồng tương lai
- Chiến lược giao dịch đầu cơ theo xu thế giá: Các nhà đầu tư sẽ quyết định đặt lệnh theo dự đoán xu hướng biến động giá. Với lợi thế giao dịch hai chiều, có thể nói đây là chiến lược mang đến gấp đôi cơ hội tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư. Dù thị trường có tăng hay giảm thì chỉ cần dự đoán đúng xu hướng là người tham gia đầu từ hàng hóa đã có thể thu về lợi nhuận.
- Chiến dịch giao dịch ngay trong ngày (hay còn được gọi là Day-trading): Đây là một chiến dịch mà nhà đầu tư sẽ đóng hết tất cả lệnh vào cuối ngày nhằm không chịu ảnh hưởng của những biến động giá qua đêm. Tuy nhiên, do thị trường hàng hóa thực hiện giao dịch 24/24, nên mức biến động giá còn tùy thuộc vào mỗi mặt hàng trên thị trường. Vì thế, các nhà đầu tư nên cẩn thận hơn trong quá trình giao dịch nhé!
Bài viết trên Edu Trade đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin có ích về hợp đồng tương lai trên thị trường giao dịch hàng hóa. Hy vọng các nhà đầu tư có thể tìm ra cho mình kế hoạch đầu tư tối ưu nhất.
Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về thị trường này và có nhu cầu đầu tư hàng hóa phái sinh, hãy liên hệ với Edu Trade qua số Hotline: 0866.212.677 nhé!