“Vì sao hợp đồng tương lai là giải pháp tối ưu cho các nhà đầu tư?” có lẽ là câu hỏi được nhiều người tham gia đầu tư quan tâm. Nếu bạn là một trong số đó, hãy cùng Edu Trade tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa là gì?
Hợp đồng tương lai hàng hóa là một loại hợp đồng tài chính trong đó 2 bên mua và bán thỏa thuận về việc trao đổi một giao dịch hàng hóa, với mức giá xác định trong thời điểm cố định trong tương lai.
Giao dịch này thường diễn ra trên các sàn giao dịch hàng hóa và chỉ được thực hiện khi bên mua đồng ý mua sản phẩm tại thời điểm hiện tại. Đồng thời, bên bán cũng chấp thuận bán sản phẩm với giá ở thời điểm đó.
Các loại cơ sở phổ biến thường là một số mặt hàng truyền thống như: Dầu thô, lúa mì, ngô, cà phê, cacao, bạch kim, bạc,…
2. Rủi ro doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải đối mặt khi xảy ra biến động giá ngoài dự tính
Trong giao dịch hàng hóa, doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải đối mặt với nhiều rủi ro khi xảy ra biến động giá ngoài dự tính, bao gồm:
- Rủi ro về lợi nhuận: Giá nguyên vật liệu có thể tăng cao do biến động giá, dẫn đến lợi nhuận giảm.
- Rủi ro về thanh khoản: Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán và thu hồi vốn do biến động khiến chi phí nhập khẩu hay giá trị hàng hóa cũng thay đổi theo.
- Rủi ro về giá vốn: Giá thành nguyên vật liệu đầu vào và giá thành sản phẩm sẽ tăng lên do biến động tỷ giá, từ đó giá vốn cũng sẽ tăng lên ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Rủi ro về khả năng cạnh tranh: Khi giá trị đồng tiền nội tệ biến động lên xuống so với đồng tiền nước xuất nhập khẩu. Từ đó, sản phẩm xuất nhập khẩu cũng có xu hướng tăng/giảm theo, gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
3. Giải pháp phòng hộ giá, bảo hiểm rủi ro
Để giảm thiểu rủi ro nhà đầu tư nên tham gia vào phòng hộ giá bởi các lợi ích vượt trội. Bao gồm:
- Chiến lược đầu tư có khả năng sinh ra lợi nhuận tích cực dù cho thị trường có biến động tăng hay giảm.
- Quỹ bảo hiểm rủi ro sở hữu danh mục đầu tư cân bằng, có thể làm giảm biến động và rủi ro trong danh mục tổng thể. Từ đó giúp cho nhà đầu tư có thể gia tăng lợi nhuận.
- So sánh với các nhà quản lý quỹ thông thường khác, nhà quản lý quỹ phòng hộ giá phải là những chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư tiền tệ. Nhờ đó tính uy tín của loại quỹ này là tuyệt đối.
4. Vai trò của giao dịch hợp đồng tương lai đối với nhà đầu tư cá nhân và đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Đối với nhà đầu tư cá nhân:
- Kiếm lợi nhuận từ biến động giá: Nhà đầu tư có thể dự đoán xu hướng giá của tài sản cơ sở và mua/bán hợp đồng tương lai để kiếm lời khi giá tăng/giảm.
- Tận dụng đòn bẩy tài chính: Giao dịch hợp đồng tương lai chỉ cần ký quỹ một phần giá trị hợp đồng, giúp nhà đầu tư có thể tham gia thị trường với số vốn đầu tư ban đầu rất nhỏ.
- Bảo vệ và đa dạng hóa danh mục đầu tư: Nhà đầu tư có thể sử dụng loại hợp đồng này để phòng ngừa rủi ro cho danh mục đầu tư hiện có. Bên cạnh đó, mở ra cơ hội đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau như hàng hóa, trái phiếu, v.v., giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư và giảm thiểu rủi ro.
Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu:
- Phòng ngừa rủi ro giá nguyên vật liệu: Doanh nghiệp sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu có thể mua hợp đồng tương lai nguyên vật liệu để khóa giá nguyên liệu đầu vào, tránh thiệt hại do giá nguyên liệu tăng.
- Tận dụng cơ hội đầu tư: Doanh nghiệp có thể sử dụng loại hợp đồng này để đầu tư vào các tài sản khác nhau như hàng hóa, trái phiếu, v.v., nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hy vọng những thông tin mà Edu Trade vừa cung cấp sẽ giúp các nhà đầu tư có cái nhìn rõ hơn về hợp đồng tương lai để đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả. Nếu bạn có nhu cầu đầu tư vào thị trường hàng hóa phái sinh, hãy liên hệ với Edu Trade qua số Hotline: 0866.212.677 nhé!
Edu Trade – Thành viên hàng đầu của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.