Logo MXV
Logo Edutrade

GẠO THÔ (CBOT)

GẠO THÔ

Size Full
Sàn giao dịch CBOT (Chicago Board of Trade )
Mã hàng hóa ZRE
Gía trị lô hợp đồng ( theo thị trường ) $22,180
Độ lớn hợp đồng 2.000 cwt ~  91 tấn ; ( 1 cwt ~ 45.3kg )
Ký quỹ ( thay đổi theo MXV ) $2,218
Bước giá giao dịch 0.005 ~ $10/lot
Đơn vị yết giá cent/cwt
Lãi lỗ biến động $1/lot $2,000
Kỳ hạn giao dịch 1;3;5;7;9;11
Lịch giao dịch Thứ 2 – Thứ 6
Phiên giao dịch ( mùa đông mở chậm 60 phút ) 07:00 – 09:00

20:30 – 01:20 ( ngày hôm sau)

Biên độ giá Giới hạn giá ban đầu : $1.10/cwt

Giới hạn giá mở rộng : $1.65/cwt

Tiêu chuẩn chất lượng Gại thô hạt dài loại 1, Gạo thô hạt dài loại 2
Ngày đăng ký giao nhận Ngày làm việc thứ 5, trước ngày thông báo đầu tiên
Ngày thông báo đầu tiên Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền kề trước tháng đáo hạn
Ngày giao dịch cuối cùng Ngày làm việc trước 15 ngày của tháng đáo hạn
Phương thức thanh toán Giao nhận vật chất

 

Gạo thô (gạo sống) là loại gạo chưa qua chế biến dưới bất kỳ hình thức nào. Loại gạo này thường có màu nâu hoặc trắng, trong đó gạo trắng đã bị loại bỏ cám và mầm, trong khi gạo lứt vẫn còn giữ lại mầm dinh dưỡng và lớp cám bên ngoài. Đặc biệt, gạo thô là mặt hàng mang lại lợi nhuận cao trong thị trường hàng phái sinh và được nhiều nhà đầu tư quan tâm trong thời gian gần đây.

Để hiểu rõ hơn về sản phẩm này hãy theo dõi ngay bài viết của Edu Trade nhé! 

1. Giới thiệu về gạo thô trên sàn CBOT

Gieo trồng:

Quy trình gieo trồng gạo thô bao gồm những bước chính sau đây:

Chọn giống: Người nông dân cần chọn lựa giống lúa phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và thời vụ gieo trồng. Đồng thời, nên chọn giống lúa có năng suất cao, chất lượng hạt tốt và khả năng chống chịu sâu bệnh cao.

Chuẩn bị đất: Phần đất gieo trồng sẽ được cày bừa và san bằng mặt phẳng. Sau đó, tiến hành bón lót những loại phân phù hợp cho vụ mùa, ví dụ như: Phân chuồng hoai mục, phân lân, kali,… 

Gieo hạt: Trước khi gieo hạt người nông dân cần xử lý hạt giống bằng cách phơi khô, ngâm nước ấm, ủ hạt. Mật độ hạt gieo cần đều đặn, thông thường là khoảng 100 – 120 kg/ha

Chăm sóc: Trong giai đoạn sau gieo và giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng và trổ bông, người nông dân cần tưới nước đầy đủ và bón phân hợp lý theo từng giai đoạn phát triển của cây.

Thu hoạch:

Xác định thời điểm thu hoạch: Xác định thời điểm thu hoạch hợp lý khi lúa đã chín vàng đều, hạt lúa chắc, vỏ trấu chuyển sang màu vàng nâu. Thông thường, lúa gạo thô được thu hoạch sớm hơn lúa gạo thông thường khoảng 1 – 2 tuần để đảm bảo chất lượng hạt gạo.

Thu hoạch lúa: Thu hoạch lúa bằng máy gặt hoặc thu hoạch lúa bằng tay. Nên thu hoạch lúa vào những ngày có thời tiết nắng ráo, ít mưa để tránh hạt lúa bị nảy mầm, hư hỏng.

Phơi lúa: Phơi lúa trên sân phơi hoặc sử dụng máy sấy lúa để đảm bảo độ ẩm hạt lúa đạt chuẩn (dưới 14%).

Bảo quản lúa: Bảo quản lúa nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt, mối mọt để đảm bảo chất lượng lúa được tốt nhất.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá gạo thô CBOT

Cung và cầu:

Cung và cầu là hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến giá gạo thô. Nếu lượng cung giảm hoặc lượng nhu cầu tăng, giá gạo thô sẽ có xu hướng tăng lên. Ngược lại, nếu cung gạo thô tăng hoặc nhu cầu giảm, giá gạo thô cũng có thể giảm.

Mùa vụ:

Hiệu quả mùa vụ trên toàn cầu có thể ảnh hưởng lớn đến giá của gạo thô. Nếu mùa màng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh, lượng cung cấp ra thị trường bị suy giảm, dẫn đến giá tăng.

Diện tích:

Diện tích gieo trồng lúa gạo của các quốc gia xuất khẩu cũng ảnh hưởng đến sản lượng gạo thô và giá cả trên thị trường CBOT.

Nếu diện tích gieo trồng tăng, sản lượng lúa có thể tăng, dẫn đến giá gạo giảm.

Ngược lại, nếu diện tích gieo trồng giảm, sản lượng lúa có thể giảm, khiến giá gạo tăng lên.

Tồn kho, sản lượng:

Lượng gạo thô tồn kho tại các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu cũng ảnh hưởng đến giá cả. Tồn kho cao có thể khiến giá gạo giảm, trong khi tồn kho thấp có thể đẩy giá gạo lên.

Sản lượng lúa gạo toàn cầu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định giá gạo thô CBOT. Sản lượng lúa gạo tăng có thể dẫn đến giá gạo giảm, trong khi sản lượng lúa gạo giảm có thể khiến giá gạo tăng lên.

Khí hậu, thời tiết:

Biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt, bão tố,… có thể ảnh hưởng đến sản lượng lúa gạo, dẫn đến biến động giá gạo thô trên thị trường CBOT.

Các quốc gia xuất khẩu gạo mạnh:

Hoạt động xuất khẩu gạo của các quốc gia xuất khẩu gạo mạnh như Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Hoa Kỳ,… cũng ảnh hưởng đến giá gạo thô CBOT. Khi các quốc gia này tăng hoặc giảm lượng xuất khẩu gạo, giá gạo thô có thể thay đổi theo.

Kim ngạch xuất khẩu gạo tăng hơn 17% do giá xuất khẩu tăng gần 13%

3. Bí quyết quyết đầu tư gạo CBOT hiệu quả

Am hiểu sản phẩm:

Các nhà đầu tư cần hiểu rõ đặc điểm của hợp đồng gạo thô như: Kích thước hợp đồng, giá giao hàng, quy trình giao dịch,…

Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng nên nắm vững các yếu tố ảnh hưởng đến giá gạo thô: Cung cầu, mùa vụ, diện tích gieo trồng, tồn kho, sản lượng, khí hậu, thời tiết, chính sách kinh tế, tâm lý thị trường, giá cả các loại ngũ cốc khác,… để có thể đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.

Phù hợp chiến lược phòng hộ giá (Hedging) cho doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo:

Doanh nghiệp có thể mua hợp đồng tương lai gạo thô để khóa giá bán cho sản phẩm lúa gạo trong tương lai nhằm bảo vệ lợi nhuận khỏi biến động giá gạo thô.

Giảm thiểu rủi ro do biến động giá gạo: Doanh nghiệp có thể dự đoán được giá gạo thô trong tương lai và đưa ra kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp.

Phù hợp nhà đầu tư vốn ít, chiến lược đầu tư trung – dài hạn:

Mức đầu tư ban đầu thấp: Nhà đầu tư chỉ cần số vốn ít để tham gia thị trường gạo thô CBOT thông qua các công ty môi giới uy tín.

Tiềm năng lợi nhuận cao: Thị trường gạo thô có tính biến động cao, nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận cao nếu dự đoán đúng xu hướng thị trường.

Phù hợp đầu tư trung – dài hạn: Doanh nghiệp và nhà đầu tư cần có tầm nhìn dài hạn để thành công trong thị trường gạo thô CBOT vì thị trường này có tính biến động cao và cần thời gian để phân tích và đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả.

Tham vấn chuyên gia Edu Trade:

  • Tìm hiểu và tham gia các khóa học đầu tư gạo CBOT: Edu Trade cung cấp các khóa học chuyên sâu về đầu tư hàng hóa phái sinh, giúp nhà đầu tư nắm vững kiến thức và kỹ năng đầu tư hiệu quả.
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia đầu tư: Edu Trade có đội ngũ chuyên gia đầu tư giàu kinh nghiệm, sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. 

Trên đây là tất cả thông tin về “Hàng hóa giao dịch – Gạo thô CBOT”. Hy vọng bài viết này có thể cung cấp thêm cho các nhà đầu tư những thông tin bổ ích về mặt hàng này.

Nếu bạn đang có nhu cầu tham gia vào thị trường hàng hóa phái sinh hoặc đầu tư gạo thô, hãy liên hệ số Hotline: 0866.212.677 để được tư vấn nhé! 

Edu Trade – Thành viên hàng đầu của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.

Theo quy định của sản phẩm Gạo thô (Rough Rice) giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa CBOT.

Gạo thô hạt dài loại 2 trở lên có tổng sản lượng xay xát không dưới 65%, bao gồm cả gạo nguyên không dưới 48%. Phí bảo hiểm và chiết khấu được áp dụng cho mỗi phần trăm gạo nguyên trên hoặc dưới 55% và cho mỗi phần trăm gạo tấm trên hoặc dưới 15%.

Trong mẫu 500 gram:

–       Không có hạt bị hư hỏng do nhiệt

–       Không có hạt bị bẩn

–       Có tối đa 75 hạt bị biến màu nhẹ

Loại Giới han tối đa
Hạt hư hại do nhiệt (đơn lẻ hoặc kết hợp trong 500 gram) Hạt đỏ hoặc hạt hỏng (đơn lẻ hoặc kết hợp) (%) Hạt bị bạc phấn Yêu cầu về màu sắc (tối thiểu)
Tổng cộng Hạt hư hại do nhiệt và có hạt lạ Hạt hư hại do nhiệt Gạo hạt dài (%) Gạo hạt vừa và ngắn (%) Các loại khác (%)
1 4 3 1 0.5 1.0 2.0 1.0 Trắng hoặc kem
2 7 5 2 1.5 2.0 4.0 2.0 Xám nhạt