CÀ PHÊ ROBUSTA |
|
Size | Full |
Sàn giao dịch | Intercontinental Exchange Europe ( ICE EU ) |
Mã hàng hóa | LRC |
Gía trị lô hợp đồng ( theo thị trường ) | $19,910 |
Độ lớn hợp đồng | 10 tấn |
Ký quỹ ( thay đổi theo MXV ) | $1,191 |
Bước giá giao dịch | $1 ~ $10/lot |
Đơn vị yết giá | usd/tấn |
Lãi lỗ biến động $1/lot | $10 |
Kỳ hạn giao dịch | 1;3;5;7;9;11 |
Lịch giao dịch | Thứ 2 – Thứ 6 |
Phiên giao dịch ( mùa đông mở chậm 60 phút ) | 15:00 – 23:30 |
Biên độ giá | Không quy định |
Tiêu chuẩn chất lượng | Cà phê Robusta loại 1, loại 2, loại 3 |
Ngày đăng ký giao nhận | Ngày làm việc thứ 4, trước ngày thông báo đầu tiên |
Ngày thông báo đầu tiên | Ngày làm việc thứ 4 trước ngày làm việc cuối cùng của tháng tháng đáo hạn |
Ngày giao dịch cuối cùng | Ngày làm việc thứ 4 trước ngày làm việc cuối cùng của tháng tháng đáo hạn vào lúc 19h30 |
Phương thức thanh toán | Giao nhận vật chất |
Cây cà phê Robusta (Coffea canephora) hay còn được gọi là cà phê vối, xuất phát từ khu vực nội địa của Tây Phi, chủ yếu là từ các quốc gia như Cộng hòa Dân chủ Congo, Uganda và Angola. Robusta sau này đã được trồng rộng rãi ở nhiều khu vực khác trên thế giới, bao gồm cả châu Á (Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc,…) và các khu vực khác của châu Phi. Robusta đứng vị trí thứ 2 trong sản lượng cà phê tại Việt Nam. Hiện tại Robusta chiếm khoảng trên 30% tổng sản lượng cà phê trên thế giới, đứng vị trí thứ 2 trong sản lượng cà phê tại Việt Nam.
Kinh tế: Trồng cây cà phê Robusta cung cấp nguồn thu nhập ổn định cho nhiều nông dân và các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Việc trồng và thu hoạch cà phê Robusta thường tạo ra các cơ hội việc làm và phát triển kinh tế địa phương ở các vùng nông thôn và nông nghiệp.
Bảo vệ môi trường: Cây cà phê Robusta có khả năng hấp thụ carbon dioxide và giữ đất. Việc trồng cà phê có thể giúp bảo vệ và phục hồi môi trường tự nhiên, đặc biệt là ở các khu vực nông nghiệp.
Đặc điểm của cây cà phê Robusta là nó thích nghi tốt với môi trường nhiệt đới, có khả năng chịu sự khô hạn và chống lại một số bệnh hại, điều này làm cho nó trở thành lựa chọn phổ biến cho việc trồng cà phê trong những khu vực có điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn so với cây cà phê arabica.
Nhiệt độ:
Cây cà phê Robusta thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ trung bình từ 24 – 26°C là biên độ nhiệt thuận lợi nhất cho sự phát triển của loài cây này.
Nhiệt độ thích hợp cho từng giai đoạn phát triển:
Đất:
Cây Robusta không quá kén đất, có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau như: đất đỏ bazan, đất xám, đất nâu đỏ, đất feralit… Tuy nhiên đất trồng Robusta phải có những đặc điểm sau:
Đất phải đủ thoát nước để tránh nguy cơ thấp nước dưới đất, nhưng cũng phải giữ được độ ẩm đủ cho sự phát triển của cây, phù hợp để cây hấp thụ dưỡng chất.
Nước:
Cây cà phê Robusta ưa ẩm, lượng mưa trung bình năm cần thiết từ 1.200 – 2.000 mm. Nguồn nước chủ yếu đến từ nước mưa, lượng nước tưới tiêu. Giai đoạn mà cây cần nhiều nước nhất vào giai đoạn sinh trưởng mạnh và ra hoa, đậu quả. Tuy nhiên, việc điều chỉnh lượng nước hợp lý cho cây là vô cùng cần thiết, tránh úng nước gây hại cho cây.
Ánh sáng:
Cây cà phê Robusta ưa sáng, cần nhiều ánh sáng để quang hợp và phát triển tốt. Do đó, giống cây này thường được trồng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
Tuy nhiên trong giai đoạn đầu, cây con cần được che bóng để tránh ánh nắng trực tiếp quá gay gắt. Giai đoạn cây phát triển lại cần được chiếu sáng đầy đủ để ra hoa, đậu quả tốt.
Ngoài ra, cần lưu ý một số yếu tố khác khi gieo trồng cà phê Robusta:
Cà phê Robusta có nhiều ưu điểm nổi bật, bao gồm khả năng chống lại các bệnh như gỉ sắt (Coffee Leaf Rust), sâu đục thân, và các bệnh tuyến trùng, đồng thời cung cấp năng suất cao.
Thu hoạch:
Cây cà phê Robusta thường cho thu hoạch sau 3 – 4 năm trồng, sau khi quả chín đỏ đều. Chế biến cà phê sau thu hoạch là cách tốt nhất để bảo quản chất lượng.
Nhu cầu tiêu thụ cà phê Robusta trên thế giới dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng do giá cả hợp lý và hương vị mạnh mẽ được ưa chuộng. Các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng này.
Ngoài ra, do cách thức chế biến loại sản phẩm này từ cà phê rang xay đến cà phê hòa tan và cà phê pha chế sẵn, người tiêu dùng cũng gia tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm cà phê. Từ đó, giá cà phê Robusta dự kiến sẽ biến động theo cung cầu thị trường.
Sản lượng
Nhìn chung, do khí hậu nhiệt đới và nhiều ánh nắng thích hợp với sự phát triển của cây cà phê, Brazil vẫn là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới trong những năm vừa qua, tiếp đến là Việt Nam.
Giá cà phê Robusta:
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá cà phê Robusta, bao gồm: Cung và cầu, thời tiết khí hậu, sâu bệnh, các chính sách thương mại của các quốc gia và ảnh hưởng cạnh tranh từ các sản phẩm khác. Trong những năm vừa qua, giá cà phê Robusta luôn giao động qua từng thời kì, trong khoảng từ 1.5 – 2.5 đô la Mỹ/ kg cà phê.
Cung – cầu toàn cầu
3 thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam lớn nhất trong 11 tháng đầu năm 2020 bao gồm:
Giá trị xuất khẩu cà phê tăng mạnh tại 3 thị trường trong 11 tháng đầu năm 2020
Các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng cà phê Robusta trên thế giới
Điều kiện khí hậu:
Do các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, đất đai ảnh hưởng đến sự phát triển của loài cây này. Ngoài ra, cây cà phê Robusta dễ bị ảnh hưởng bởi các loại sâu bệnh như rệp, nhện đỏ, nấm,…
Giống cây trồng:
Việc sử dụng các giống cây Robusta năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt sẽ góp phần nâng cao sản lượng. Cùng với đó, áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến như bón phân hợp lý, tưới nước tiết kiệm, phòng trừ sâu bệnh hiệu quả sẽ giúp tăng năng suất cây Robusta. Cần cắt tỉa, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh cần được thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo cây Robusta phát triển tốt và cho năng suất cao.
Cán cân cung – cầu ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng cây cà phê Robusta.
Điều này dựa trên nguyên tắc:
Khi Cung Vượt Cầu: Giá có xu hướng Giảm
Khi Cầu Vượt quá Cung: Giá có xu hướng Tăng
Tình hình chính trị – Chính sách kinh tế
Các quốc gia đứng đầu về sản lượng cà phê sẽ chịu trách nhiệm lớn trong việc xuất khẩu ngành hàng này. Những bất ổn về chính trị có thể gây ra sự gián đoạn đối với dây chuyền canh tác, hệ thống xuất – nhập khẩu cà phê. Để phát triển cây cà phê Robusta, ngoài những điều kiện trên, một quốc gia phải có tình hình chính trị ổn định để duy trì ngành hàng này.
Ngoài ra, các quốc gia có thể áp dụng các chính sách để thúc đẩy sản lượng cà phê Robusta: các biện pháp hỗ trợ giá cà phê Robusta như trợ cấp, thuế xuất khẩu,… để giúp người nông dân có lợi nhuận cao hơn từ việc trồng cà phê. Điều này sẽ khuyến khích người nông dân trồng nhiều cà phê hơn, từ đó góp phần tăng sản lượng; các biện pháp giảm thuế cho các loại vật tư đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu,… để giúp người nông dân giảm chi phí sản xuất; hỗ trợ người nông dân đầu tư vào các thiết bị, công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất và giảm chi phí sản xuất cà phê, hỗ trợ về chính sách thương mại (Hiệp định thương mại tự do (FTA))để mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê Robusta,…
Ngành sản xuất phân bón:
Nhu cầu sử dụng phân bón cho cây cà phê Robusta tăng cao sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất phân bón. Ngành sản xuất phân bón cần cung cấp các loại phân bón phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê Robusta để giúp cây phát triển tốt và cho năng suất cao.
Các loại phân bón phổ biến sử dụng cho cây cà phê Robusta bao gồm:
Phân NPK: NPK 15-15-15, NPK 20-10-10, NPK 12-12-17+TE
Phân đơn: Urê, Supe lân, Kali Clorua
Phân hữu cơ: Phân chuồng, phân compost, phân xanh
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vào năm 2022, Việt Nam sử dụng trung bình 350kg phân bón/ha cho cây cà phê Robusta, nhấn mạnh mức độ ảnh hưởng của ngành này đối với sản lượng cây cà phê Robusta.
Ngành sản xuất thuốc trừ sâu:
Cây cà phê Robusta dễ bị ảnh hưởng bởi các loại sâu bệnh. Do đó, nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu để bảo vệ cây cà phê Robusta sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất thuốc trừ sâu.
Ngành chế biến cà phê:
Ngành chế biến cà phê Robusta cần đầu tư vào các thiết bị, công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng cà phê Robusta và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Ngành xuất – nhập khẩu cà phê, chuỗi cung ứng (Logistics):
Xuất khẩu cà phê Robusta cần mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê Robusta để tăng doanh thu và thúc đẩy sự phát triển của ngành cà phê Robusta. Ngành dịch vụ logistics cần cung cấp các dịch vụ vận chuyển nhanh chóng, an toàn và hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của ngành cà phê Robusta.
Theo quy định của sản phẩm Cà phê Robusta ICE EU giao dịch trên Sở Giao dịch Hàng hóa ICE EU.
Cà phê Robusta được chấp nhận giao dịch là cà phê Robusta loại 1, loại 2 và loại 3, đáp ứng được tiêu chuẩn giao nhận của sở giao dịch hàng hóa ICE EU. Phân loại cà phê Robusta được đối chiếu với phương pháp phân loại cà phê của SCAA như dưới đây:
Phương pháp phân loại cà phê của SCAA – Specialty Coffee Association of America Hiệp hội cà phê Mỹ
Ba trăm gram hạt cà phê đã được sử dụng để dùng làm mẫu thử với các lỗ sàng kích cỡ 14, 15, 16, 17 và 18. Các hạt cà phê được giữ lại trên lỗ sàng sẽ được cân đo khối lượng và tính toàn tỷ lệ phần trăm còn giữ lại được sau khi qua lỗ sàng.