BẠC |
|||
Size | Full | Mini | Micro |
Sàn giao dịch | New York Commodities Exchange (COMEX) | New York Commodities Exchange (COMEX) | New York Commodities Exchange (COMEX) |
Mã hàng hóa | SIE | MQI | SIL |
Gía trị lô hợp đồng ( theo thị trường ) | $88,000 | $44,000 | $17,600 |
Độ lớn hợp đồng | 5,000 troy ounce | 2,500 troy ounce | 1,000 troy ounce |
Ký quỹ ( thay đổi theo MXV ) | $8,800 | $4,400 | $1,760 |
Bước giá giao dịch | 0.005 ~ $25/lot | 0.005 ~ $12.5/lot | 0.005 ~ $5/lot |
Đơn vị yết giá | usd/troy ounce | usd/troy ounce | usd/troy ounce |
Lãi lỗ biến động 1/lot | $5,000 | $2,500 | $1,000 |
Tháng giao dịch | 12 tháng | 1;3;5;7;9;10;11;12 | 1;3;5;7;9;10;11;12 |
Thời gian giao dịch | Thứ 2 – Thứ 6 | Thứ 2 – Thứ 6 | Thứ 2 – Thứ 6 |
Phiên giao dịch ( mùa đông mở chậm 60 phút ) | 05:00 – 04:00 ( ngày hôm sau ) | 05:00 – 04:00 ( ngày hôm sau ) | 05:00 – 04:00 ( ngày hôm sau ) |
Biên độ giá | Theo quy định của MXV | Theo quy định của MXV | Theo quy định của MXV |
Tiêu chuẩn chất lượng | Theo quy định COMEX | Theo quy định COMEX | Theo quy định COMEX |
Ngày đăng ký giao nhận | 05 ngày làm việc trước ngày thông báo đầu tiên | 05 ngày làm việc trước ngày thông báo đầu tiên | 05 ngày làm việc trước ngày thông báo đầu tiên |
Ngày thông báo đầu tiên | Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền kề trước tháng đáo hạn | Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền kề trước tháng đáo hạn | Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền kề trước tháng đáo hạn |
Ngày giao dịch cuối cùng | Ngày làm việc thứ 3 cuối cùng của tháng đáo hạn | Ngày làm việc thứ 3 cuối cùng của tháng đáo hạn | Ngày làm việc thứ 3 cuối cùng của tháng đáo hạn |
Phương thức thanh toán | Giao nhận vật chất | Giao nhận vật chất | Giao nhận vật chất |
Thị trường Bạc là nơi Bạc được mua, bán và giao dịch. Đây là một kim loại quý hiếm có giá trị cao và được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm đồ trang sức, đầu tư và công nghiệp, đặc biệt là cho công nghiệp năng lượng xanh. Trên thực tế, Bạc cùng vàng và kim loại nằm trong nhóm sản phẩm được trao đổi và thu hút được sự đầu tư từ doanh nghiệp.
Bạc đứng ở các vị trí đầu, cùng với bạch kim và đồng, nằm trong nhóm các kim loại được tiêu thụ nhiều nhất. Theo báo cáo mới nhất của Viện Bạc (Silver Institute) công bố vào tháng 11/2022, nhu cầu công nghiệp của Bạc sẽ đạt mức cao mới vào năm 2023, với sản lượng khoảng 632 triệu ounce, chiếm thị phần 55% trong tổng cơ cấu tiêu thụ Bạc. Dự đoán, giá Bạc có nhiều dư địa tăng trong năm 2024, đặc biệt là khi nguồn cung tăng cao trong các năm vừa qua.
Bạc là một kim loại quý, có số nguyên tử là 47 trong bảng tuần hoàn, ký hiệu hóa học là Ag (từ chữ Latin “argentum”). Nó là một trong những kim loại quý phổ biến nhất, có thể được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng thường là trong các mỏ quặng chứa khoáng chất chứa Bạc. Ngoài ra, Bạc còn nằm cùng với các kim loại khác như Kẽm, Chì, Đồng,…
Để khai thác Bạc có thể sử dụng các phương pháp khác nhau, trong đó có khai thác Mỏ.
Bạc có thể xuất hiện ở các mỏ Bạc chính thống. Các quốc gia như Mexico, Peru, Bolivia, và Chile có lịch sử dài trong việc khai thác Bạc và là các nhà sản xuất lớn trên thị trường quốc tế. Một nguồn khác là mỏ kẽm – chì – bạc: như Australia, Trung Quốc, Kazakhstan, và Nga.
Ngoài ra còn có mỏ Đồng – Bạc và mỏ Bạc – Khoáng.
Quy trình thường bao gồm việc chiết xuất các khoáng chất chứa Bạc từ lớp đất hoặc đá và sau đó được chế biến để tách riêng Bạc từ các khoáng khác. Ngoài việc khai thác từ các mỏ quặng, Bạc cũng có thể được khai thác như một sản phẩm phụ từ các mỏ khai thác các kim loại khác như kẽm, chì hoặc đồng. (Khai thác Bạc tươi). Một nguồn khai thác Bạc khác không chủ yếu có thể đến việc tái chế từ các sản phẩm đã qua sử dụng như điện tử, đồ trang sức và ống kính máy ảnh. Bạc cũng có thể được tìm thấy trong các mỏ khoáng đặc biệt chứa nhiều khoáng chất chứa Bạc bao gồm bornit, chalcocit, và argentite.
Bạc có nhiều ứng dụng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Tính đa dạng và tính chất đặc biệt của nó làm cho Bạc trở thành một nguyên liệu quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Công Nghiệp Điện Tử: Bạc được sử dụng rộng rãi trong sản xuất các linh kiện điện tử như chân nối, dây dẫn điện, và mạch in nhờ tính dẫn điện tốt của Bạc làm cho nguyên liệu này trở thành một vật liệu lý tưởng cho các ứng dụng điện tử.
Sản Xuất Trang Sức: Bạc là một trong những kim loại quý phổ biến được sử dụng trong sản xuất trang sức. Đặc tính lấp lánh và mềm mại của Bạc tạo ra các món trang sức đẹp mắt và được ưa chuộng.
Y Học: Bạc được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm y tế như băng dính kháng khuẩn, đồ trang sức y khoa và dụng cụ y tế do tính kháng khuẩn của Bạc..
Năng Lượng Mặt Trời: Bạc được sử dụng trong việc sản xuất các tấm pin mặt trời, giúp chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng. Bạc là một phần của các tinh thể silicon trong tấm pin mặt trời.
Công cụ và kỹ thuật: Bạc được sử dụng trong các lớp phủ của các bức ảnh chụp và dụng cụ quay phim, giúp tăng cường chất lượng hình ảnh và chống chói .Bạc được sử dụng làm gương trong việc tạo ra kính hiển vi và kính thiên văn. Bạc được sử dụng trong sản xuất các đồ dùng hàng ngày như đồ nội thất, đồ gia dụng và dụng cụ viết.
Yếu tố cung – cầu
Cung Bạc: Sản lượng khai thác, đầu tư trong việc khai thác và phát triển công nghệ có thể ảnh hưởng đến cung cấp Bạc trên thị trường.
Cầu Bạc: Yếu tố như nhu cầu trong công nghiệp điện tử, sản xuất trang sức, y học và năng lượng mặt trời cũng như đặc tính đầu tư và định giá tài sản có thể ảnh hưởng đến cầu Bạc.
Tình hình kinh tế và chính trị toàn cầu:
Sự tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị, và thị trường lao động có thể ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ Bạc, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Trong đó, mỗi quốc gia có các chính sách tiền tệ và kinh tế khác biệt. Các biện pháp quản lý thị trường, thuế nhập khẩu và xuất khẩu, và các biện pháp bảo vệ môi trường cũng có thể tác động đến giá cả và cung cầu Bạc. Cùng với đó, sự biến động của thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ, và thị trường hàng hóa cũng có thể ảnh hưởng đến giá cả của Bạc. Một trong các yếu tố phụ như các chỉ báo kỹ thuật như đường trung bình động, hỗ trợ và kháng cự có thể ảnh hưởng đến quyết định giao dịch của các nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Đối với lãi suất FED ảnh hưởng lên thị trường Bạc, Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam nhận định: “FED đang có cuộc họp quan trọng và nhiều khả năng lãi suất được giữ nguyên ở mức 5,25 – 5,5%. Trong bối cảnh lãi suất không còn nhiều biến động như giai đoạn trước, nhu cầu công nghiệp điện tử đang tăng trưởng vượt bậc sẽ là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới giá Bạc.”
Theo báo cáo của Viện Bạc quốc tế, nhu cầu Bạc trong công nghiệp sẽ chiếm 79,1% tổng nhu cầu vào năm 2030, tăng từ 44,7% trong năm 2022. Tiêu thụ Bạc trong lĩnh vực điện tử năm 2023 được dự báo sẽ tăng 3% lên 382,2 triệu ounce, chiếm hơn 66% tổng nhu cầu công nghiệp.
Đặc biệt, nhu cầu Bạc trong sản xuất chip bán dẫn do nhu cầu tăng cao của ngành công nghiệp (công nghiệp năng lượng xanh – pin mặt trời, tấm kim loại Bạc) đang tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng. Viện Bạc cho biết tiêu thụ Bạc cho các công nghệ 5G như IoT và chất bán dẫn sẽ tăng 200% trong một thập kỷ tới, đạt 23 triệu ounce trong năm 2030.
Ngoài ra, với công nghệ năng lượng xanh ngày càng gia tăng nhu cầu đối kim loại Bạc, các kim loại thay thế tiềm năng không thể sánh được với Bạc về sản lượng năng lượng trên mỗi tấm pin mặt trời. Dự báo của BMO Capital Markets cho thấy nhu cầu của Bạc trong quang điện có thể tăng 85% trong thập niên tới.
Với Vàng
Quan Hệ Tiền Tệ: Vàng và Bạc thường được xem là các tài sản lưu trữ giá trị, đặc biệt trong thời kỳ không ổn định kinh tế hoặc chính trị. Do đó, giá cả của chúng thường di chuyển theo hướng tương đồng.
Với Đồng (Copper):
Quan Hệ Sản Xuất: Bạc và đồng thường được sử dụng trong sản xuất các linh kiện điện tử và điện, do đó mối quan hệ giữa hai kim loại này có thể phản ánh nhu cầu trong ngành công nghiệp.
Với Kẽm (Zinc) và Chì (Lead):
Bạc thường xuất hiện như một sản phẩm phụ trong quá trình khai thác kẽm và chì, do đó có một mức độ tương quan giữa giá cả của chúng. Khi giá của kẽm và chì tăng, có thể có áp lực tăng giá đối với Bạc và ngược lại.
Với Platin (Platinum) và Paladi (Palladium):
Quan Hệ Trong Sản Xuất Trang Sức: Chúng đều được sử dụng trong sản xuất trang sức, nhưng thường được sử dụng cho các mục đích khác nhau và có thị trường tiêu thụ riêng biệt.
Với Nhôm (Aluminum) và Sắt (Iron):
Bạc không có quan hệ trực tiếp với nhôm và sắt trong lĩnh vực công nghiệp, nhưng giá cả của chúng có thể phản ánh tình hình chung của thị trường kim loại và tình trạng kinh tế toàn cầu.
Do đó, quan sát cho thấy không chỉ giá của kim loại quý, giá các kim loại cơ bản như đồng, nhôm, kẽm cũng tăng trong cùng khoảng thời gian. Ngoài ra, hỗ trợ cho kim loại quý tăng giá còn đến từ việc lợi suất trái phiếu kho Bạc Mỹ giảm xuống, thể hiện giảm bớt khả năng Fed tăng lãi suất.
Sự giống nhau này được thể hiện bởi sự tương quan trong quá khứ nhiều năm giữa kim loại quý và lợi suất của trái phiếu là tỷ lệ nghịch. Môi trường lãi suất cao hiện tại của đa số đồng tiền, đặc biệt là USD, làm tăng chi phí nắm giữ kim loại quý. Trong khi đó, sức hấp dẫn từ việc đầu tư vào kim loại quý cần có động lực đủ lớn để thúc đẩy giá tăng.
Xu hướng giảm dần của lạm phát từ giai đoạn đỉnh điểm hồi quý III-2022 cho đến nay, như vậy, lạm phát không còn là nỗi lo trước mắt đối với kinh tế toàn cầu, vốn là lý do để thị trường quan tâm tới tích trữ kim loại quý.
Tiêu chuẩn chất lượng:
Theo quy định của sản phẩm Silver COMEX giao dịch trên Sở giao dịch COMEX.
Kim loại bạc được giao dịch phải đáp ứng được mức độ tinh khiết 99,9% hoặc phải thuộc một trong những nhãn hiệu được chấp nhận giao dịch bởi Sở giao dịch.
Tất cả thanh bạc được giao dịch phải được khắc trên thanh thông tin về khối lượng, độ tinh khiết, số hiệu thanh bạc và nhãn hiệu kèm theo tài liệu về quá trình đo lường khối lượng.
Việc đo khối lượng phải được thực hiện bởi Weighmaster, có dấu xác nhận được khắc trên mỗi thanh bạc.
Phải có chứng nhận được cấp bởi Weighmaster đi kèm cùng với danh sách thanh bạc.