Logo MXV
Logo Edutrade

NGÔ (CBOT)

NGÔ

Size Full Mini
Sàn giao dịch CBOT (Chicago Board of Trade ) CBOT (Chicago Board of Trade )
Mã hàng hóa ZCE XC
Gía trị hợp đồng $18,980 $3,980
Gía trị lô hợp đồng ( theo thị trường ) 5.000 giạ ~ 100 tấn 1.000 giạ ~ 20 tấn
Ký quỹ ( thay đổi theo MXV ) $1,898 $390
Bước giá giao dịch 0.25 ~ $12.5/lot 0.125 ~ $1.25/lot
Đơn vị yết giá cent/giạ cent/giạ
Lãi lỗ biến động $1/lot $50 $10
Kỳ hạn giao dịch 3;5;7;9;12 3;5;7;9;12
Lịch giao dịch Thứ 2 – Thứ 6 Thứ 2 – Thứ 6
Phiên giao dịch

( mùa đông mở chậm 60 phút )

07:00 – 19:45

20:30 – 01:20 ( ngày hôm sau)

07:00 – 19:45

20:30 – 01:20 ( ngày hôm sau)

Biên độ giá Giới hạn giá ban đầu : $0.35/giạ

Giới hạn giá mở rộng : $0.55/giạ

Giới hạn giá ban đầu : $0.35/giạ

Giới hạn giá mở rộng : $0.55/giạ

Tiêu chuẩn chất lượng Ngô hạt vàng loại 1, loại 2, loại 3 Ngô hạt vàng loại 1, loại 2, loại 3
Ngày đăng ký giao nhận Ngày làm việc thứ 5, trước ngày

thông báo đầu tiên

Ngày làm việc thứ 5, trước ngày

thông báo đầu tiên

Ngày thông báo đầu tiên Ngày làm việc cuối cùng của

tháng liền kề trước tháng đáo hạn

Ngày làm việc cuối cùng của

tháng liền kề trước tháng đáo hạn

Ngày giao dịch cuối cùng Ngày làm việc trước 15 ngày

của tháng đáo hạn

Ngày làm việc trước 15 ngày

của tháng đáo hạn

Phương thức thanh toán Giao nhận vật chất Giao nhận vật chất

I. Giới Thiệu

1. Nguồn gốc

Ngô, bắp tên khoa học là Zea mays, L.sp.mays; thuộc họ Lúa (poaceae). Là loại được trồng rộng rãi nhất trên toàn thế giới với sản lượng hàng năm vượt trội hơn so với các loại ngũ cốc khác, góp phần nuôi sống 1/3 dân số thế giới.

Là một trong ba cây ngũ cốc chính cho năng suất cao, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Ngô là loại cây ngũ cốc được trồng nhiều nhất ở châu Mỹ. Trong đó riêng Hoa Kỳ đã sản xuất 384 triệu tấn. Ngô biến đổi gen chiếm 85% diện tích canh tác ngô ở Hoa Kỳ vào năm 2009, với các khoản trợ cấp giúp duy trì vị thế của nước này là nhà sản xuất ngô lớn nhất thế giới.

2. Vai trò, công dụng

Vai trò: 

Ngô có vai trò làm lương thực cho người (17%), thức ăn cho chăn nuôi (70%), làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và các ngành công nghiệp nhẹ khác (khoảng 10%). Hiện nay, ngô đang được quan tâm đặc biệt với vai trò là nguồn nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học. Một trong những ưu thế để cây ngô giành được mối quan tâm lớn của con người, đó là khả năng sử dụng của nó, điều này được chứng minh bằng 670 mặt hàng khác nhau được sản xuất từ ngô.

Công dụng:

  • Lương thực cho con người chiếm 21%
  • Thức ăn để phát triển ngành chăn nuôi: gần 50%
  • Ngô được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp: Ngô là nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất rượu cồn, tinh bột, dầu, glucoza, bánh kẹo… Những năm gần đây, ngô đang là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ethanol thay thế nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt dần. Năm 2011, Nước Mỹ đã sử dụng 45% sản lượng ngô để sản xuất ethanol.
  • Ngô làm thực phẩm: Bắp ngô non có chứa nhiều chất dinh dưỡng và nhiều loại vitamin được sử dụng như một loại rau sạch cao cấp.
  • Ngô là nguồn hàng hoá xuất khẩu: Trên thị trường quốc tế, ngô đứng đầu trong danh sách những mặt hàng có khối lượng hàng hóa giao dịch ngày càng tăng, tỷ trọng lưu thông lớn, thị trường tiêu thụ rộng, sự cạnh tranh giữa các nước có sản lượng ngô hàng hoá ngày càng gay gắt.

 Thu nhập ngoại tệ từ ngô luôn là nguồn lợi đối với nhiều nước.

II. Tình Hình Sản Xuất, Xuất – Nhập Khẩu Ngô Trên Thế Giới và Việt Nam

1. Tình hình sản xuất

Mỹ, Brazil và Argentina là 3 quốc gia sản xuất ngô lớn, chiếm gần 3/4 khối lượng xuất khẩu trên thế giới và đóng vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi toàn cầu. Do đó tình hình mùa vụ ở ba quốc gia này ảnh hưởng rất lớn tới giá thành.

2. Xuất khẩu

Chiếm đến 90% sản lượng ngô xuất khẩu và là các nước xuất khẩu ngô nhiều nhất trên thế giới gồm có các nước: Hoa Kỳ, Brazil, Argentina, EU, Nam Phi,…

Trong hơn nửa thế kỷ, Mỹ đã thống trị thị trường ngô quốc tế, vận chuyển nhiều loại cây trồng quan trọng hơn bất kỳ quốc gia nào khác để cung cấp thức ăn cho vật nuôi trên thế giới, lấp đầy kho dự trữ và sản xuất thực phẩm chế biến.

Tuy nhiên, trong năm thu hoạch kết thúc vào ngày 31/8, Mỹ đã mất ngôi vương về xuất khẩu ngô vào tay Brazil, và Mỹ có thể không bao giờ lấy lại được vị trí này.

3. Nhập khẩu

Mexico là quốc gia nhập khẩu nhiều Ngô nhất trên thế giới, theo sau là Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Ai Cập ( theo số liệu năm 2020).

Các nước trong khu vực Nam Á và Đông Nam Á nhập khẩu Ngô chủ yếu để tiêu thụ nội địa.

  • Tại khu vực Đông Nam Á: Việt Nam và Malaysia là hai nước dẫn đầu về sản lượng Ngô nhập khẩu, được dùng chủ yếu cho chăn nuôi.
  • Trong khi ở khu vực Nam Á, Bangladesh là nước dẫn đầu về nhập khẩu Ngô, được dùng chủ yếu làm thức ăn cho thủy sản.

Trung Quốc là nước trồng Ngô nhiều trên thế giới, tuy nhiên, sản lượng Ngô thu hoạch được đều phục vụ cho nhu cầu trong nước.

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong năm 2023, chiếm 43,6% trong tổng lượng và chiếm 42,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước.

Thị trường lớn thứ 2 là Argentina, trong năm 2023 đạt 3,23 triệu tấn, tương đương 957,93 triệu USD, giá 296,6 USD/tấn, chiếm trên 33% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước.

Tiếp đến, thị trường Ấn Độ năm 2023 đạt 1,18 triệu tấn, tương đương 367,39 triệu USD, giá 310,8 USD/tấn, chiếm trên 12% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước. Ngoài ra, ở khu vực Đông Nam Á, Lào là thị trường Việt Nam nhập khẩu ngô nhiều nhất, tiếp theo đến Thái Lan và Campuchia.

III. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến giá Ngô

1. Cung cầu Ngô trên thị trường

Nhu cầu chính là thước đo quan trọng nhất ảnh hưởng đến giá ngô. Nếu có nguồn cung dư thừa nhưng nhu cầu tiêu thụ thấp, giá ngô chắc chắn sẽ giảm.

Ngược lại, khi nhu cầu tiêu thụ cao mà nguồn cung bị hạn chế, giá ngô sẽ tăng đáng kể.

2. Thị trường Ethanol

Ethanol, còn được biết đến như rượu ngũ cốc hay cồn, là một hợp chất hữu cơ không màu, dễ cháy nên có thể được pha trộn với xăng và sử dụng trong các phương tiện cơ giới. Nguyên liệu chế tạo ethanol trở nên vô cùng đắt đỏ nên Ngô đã trở thành nguyên liệu chính cho hoạt động sản xuất ethanol, do vậy mối liên kết chặt chẽ giữa giá ngô và giá ethanol là rất rõ ràng. Trong bối cảnh nhiên liệu sinh học trở thành một xu hướng không thể phủ nhận, vì chúng mang lại nhiều lợi ích cho môi trường như giảm hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường, cũng như giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên không tái tạo.

3. Giá dầu thô

Sự gia tăng trong việc sử dụng ngô trong sản xuất nguyên liệu đã tạo ra một liên kết mạnh mẽ giữa nông sản, đặc biệt là ngô, và giá dầu thô. Mỗi khi giá dầu thô tăng cao, nhu cầu về nhiên liệu sinh học cũng tăng lên, khiến người tiêu dùng tìm kiếm các giải pháp thay thế có chi phí thấp hơn. Điều này đã tạo ra một sự phụ thuộc chặt chẽ giữa hai thị trường này, đặc biệt là trong bối cảnh ngày càng nhiều quốc gia chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo để giảm phát thải và bảo vệ môi trường.

4. Tác động của thị trường Trung Quốc

Trung Quốc nổi tiếng với lượng tiêu thụ năng lượng và nhập khẩu xăng dầu lớn nhất thế giới, đồng thời đứng ở vị trí thứ ba về tiêu thụ ethanol, sau Hoa Kỳ và Brazil. Với vai trò quan trọng này, dự báo về nhu cầu ethanol của Trung Quốc trong tương lai sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến phân tích giá ngô. Bước đi tích cực của Trung Quốc trong việc cải thiện việc sử dụng năng lượng sạch trên quy mô quốc gia là một tín hiệu tích cực, ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ ethanol và ngô.

Tháng 9/2016, Trung Quốc thông qua hiệp định Paris. Theo đó quốc gia này cam kết giảm mức thải CO2 cũng như hàm lượng CO2 trong nhiên liệu, nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 20%.

Ngày 13/09/2017 chính sách tăng cường và xúc tiến sản xuất Ethanol được Trung Quốc công bố. Đặt mục tiêu hướng tới sản xuất E10 (một loại hỗ hợp nhiên liệu với khoảng 10% ethanol,90% xăng – đôi khi còn gọi là gasohol) trên toàn quốc.

5. Thời tiết

Khí hậu cũng là một trong số các nguyên nhân quan trọng có tác động đến sản lượng Ngô hàng năm. Những sự thay đổi trong thời tiết có thể làm gia tăng số ngày nắng gắt ảnh hưởng đến trồng trọt. Các đợt nắng nóng kéo dài gây ảnh hưởng đến sản lượng khiến giá tăng vọt.

6. Giá USD

Thường thì, giá USD thường ảnh hưởng đến giá của hàng hóa, bao gồm cả giá ngô. Dữ liệu phân tích đã cho thấy rằng giá ngô thường có sự biến động ngược chiều với đồng USD. Điều này có nghĩa là giá ngô thường giảm khi giá USD tăng, và ngược lại.

7. Sản phẩm thay thế

Ngô và đậu tương là hai lựa chọn thay thế cho nhau, và giá của đậu tương có thể ảnh hưởng đến giá của ngô. Với cùng một điều kiện thời tiết, nông dân sẽ lựa chọn loại ngũ cốc nào mang lại lợi nhuận cao nhất. Khi đó, sự biến động trong giá của cả hai loại ngũ cốc sẽ được so sánh. Nếu nông dân quyết định

trồng đậu tương thay vì ngô, nguồn cung của ngô sẽ bị giảm, dẫn đến tăng giá ngô.

8. Yếu tố khác

Thời gian vận chuyển, đứt gãy chuỗi cung ứng, tình hình lưu trữ ngô, chất lượng ngô sản xuất tại mỗi khu vực cũng ảnh hưởng đến giá loại nông sản này.

Theo quy định của sản phẩm Ngô CBOT giao dịch trên Sở Giao dịch Hàng hóa CBOT.

Ngô được chấp nhận giao dịch là ngô loại 1, ngô loại 2, ngô loại 3 đáp ứng những tiêu chuẩn được mô tả ở bảng dưới:

Phân loại Trọng lượng thử nghiệm tối thiểu trong 1 giạ Độ ẩm tối đa Tỷ lệ tối đa số hạt vỡ và hạt ngoại lai Số hạt hư tối đa Hạt hư do nhiệt
Loại 1 56 pound 14% 2.00% 3.00% 0.10%
Loại 2 54 pound 15.50% 3.00% 5.00% 0.20%
Loại 3 52 pound 17.50% 4.00% 7.00% 0.50%