LÚA MỲ |
||
Size | Full | Mini |
Sàn giao dịch | CBOT (Chicago Board of Trade ) | CBOT (Chicago Board of Trade ) |
Mã hàng hóa | ZWA | XW |
Gía trị lô hợp đồng ( theo thị trường ) | $36.600 | $7.260 |
Độ lớn hợp đồng | 5.000 giạ ~ 100 tấn | 1.000 giạ~ 20 tấn |
Ký quỹ ( thay đổi theo MXV ) | $4.356 | $871 |
Bước giá giao dịch | 0.25 ~ $12.5/lot | 0.125 ~ $1.25/lot |
Đơn vị yết giá | cent/giạ | cent/giạ |
Lãi lỗ biến động $1/lot | $50 | $10 |
Kỳ hạn giao dịch | 3;5;7;9;12 | 3;5;7;9;12 |
Lịch giao dịch | Thứ 2 – Thứ 6 | Thứ 2 – Thứ 6 |
Phiên giao dịch ( mùa đông mở chậm 60 phút ) | 07:00 – 19:45 20:30 – 01:20 ( ngày hôm sau) | 07:00 – 19:45 20:30 – 01:20 ( ngày hôm sau) |
Biên độ giá | Giới hạn giá ban đầu : $0.5/giạ Giới hạn giá mở rộng : $0.75/giạ | Giới hạn giá ban đầu : $0.5/giạ Giới hạn giá mở rộng : $0.75/giạ |
Tiêu chuẩn chất lượng | Lúa mỳ SRW loại 1, loại 2 | Lúa mỳ SRW loại 1, loại 2 |
Ngày đăng ký giao nhận | Ngày làm việc thứ 5, trước ngày thông báo đầu tiên | Ngày làm việc thứ 5, trước ngày thông báo đầu tiên |
Ngày thông báo đầu tiên | Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền kề trước tháng đáo hạn | Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền kề trước tháng đáo hạn |
Ngày giao dịch cuối cùng | Ngày làm việc trước 15 ngày của tháng đáo hạn | Ngày làm việc trước 15 ngày của tháng đáo hạn |
Phương thức thanh toán | Giao nhận vật chất | Giao nhận vật chất |
Lúa mỳ hay tiểu mạch là một loại cây thân cỏ (Triticum) được trồng ở rất nhiều nơi trên toàn thế giới. Trong nhiều thế kỷ, lúa mỳ là một trong những cây lương thực quan trọng nhất được các nền văn minh trên thế giới canh tác.
Ngày nay, trong số các loại hạt Lúa mỳ là sản phẩm được sản xuất, sử dụng lớn thứ 2 trên thế giới chỉ đứng sau Ngô. Người nông dân có thể dễ dàng trồng Lúa mỳ ở vô số vùng khí hậu khác nhau. Cây trồng tươi lâu có giá trị dinh dưỡng cao. Những lợi thế này đảm bảo rằng Lúa mỳ sẽ vẫn là một mặt hàng lương thực quan trọng.
Lúa mỳ có khoảng 30000 giống của 14 loài trên thế giới. Trong số này có khoảng 1000 giống có ý nghĩa về mặt thương mại. Đặc biệt, Lúa mỳ thường (Triticum aestivum) là loại Lúa mỳ được gieo trồng nhiều nhất.
Lúa mỳ còn được đặt tên bởi màu sắc như: Lúa mỳ trắng, Lúa mỳ đỏ (phổ biến) hay
Lúa mỳ đen,…
Nông dân cũng đặt tên các loại Lúa mỳ như Lúa mỳ vụ đông, Lúa mỳ vụ xuân. Đặc biệt, còn có Lúa mỳ cứng (Hard wheat) và Lúa mỳ mềm (Soft wheat).
Lúa mỳ cứng: Có màu đồng và có hàm lượng gluten cao hơn, thường được sử dụng để làm bánh mì.
Lúa mỳ mềm: Có màu vàng nhạt, có nhiều tinh bột hơn và ít gluten hơn lúa mì củng, là một lựa chọn tốt cho bánh ngọt, món tráng miệng và nước sốt.
Lúa mỳ trong thương mại được phân loại dựa trên tính chất của hạt. Các nhà kinh doanh và sản xuất sử dụng cách phân loại này để xác định loại Lúa mỳ mà họ cần.
Lúa mỳ chủ yếu gồm Carbohydrate (chiếm khoảng 71%); Nước (chiếm khoảng 13%); Protein (chủ yếu là gluten) (chiếm khoảng 13%) và Chất béo (chiếm khoảng 1.5%).
Lúa mỳ chứa một số vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin B, canxi, sắt và protein. Do đó, nhu cầu chính đối với lúa mỳ là về thực phẩm.
Lúa mỳ dùng làm thực phẩm được phân loại thành 5 nhóm theo mục đích sử dụng cuối cùng:
Ngoài ra, Lúa mỳ được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác:
Lúa mỳ đóng một vai trò nhỏ trong sản xuất cồn sinh học, mặc dù việc sử dụng nó bị hạn chế so với các loại cây trồng khác như Ngô.
Thanh khoản cao:
Thị trường Lúa mỳ là một thị trường rất sôi động, có khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày trung bình 180,000 đồng. Vị thế mở trung bình hơn 380,000 hợp đồng. Tính thanh khoản cao cho phép các nhà giao dịch tham gia và thoát khỏi thị trường một cách dễ dàng.
Truy cập điện tử qua đêm:
Với gấn 17 tiếng giao dịch, quản lý các vị thế trên phần mềm giao dịch CQG
Giao dịch linh hoạt:
Một ngày giá biến động trung bình 15 – 30 giá cả 2 chiều, cho phép nhà đầu tư có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường.
Đòn bẩy:
Đòn bẩy cho phép một nhà giao dịch sử dụng một lượng vốn tương đối nhỏ để nâng cao sức mua để tham gia vào một vị thế lớn. Việc sử dụng đòn bẩy có thể giúp nâng cao lợi nhuận tiềm năng.
Giá có xu hướng TĂNG, tạo đỉnh vào giai đoạn: Đầu năm (T1 – T5 ). Đây cũng là giai đoạn gieo trồng.
Giá có xu hướng GIẢM, tạo đáy vào giai đoạn: Cuối năm (T6 – T10 ). Đây cũng là giai đoạn thu hoạch.
Cân bằng cung – cầu
Cung Nhiều – giá Giảm
Cầu Nhiều – giá Tăng
Nền kinh tế mới nổi 03
Nhu cầu tăng từ dân số cũng như hoạt động sản xuất tại các khu vực mới nổi sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ Lúa mỳ làm thực phẩm, thức ăn công nghiệp.
Tình hình thời tiết
Thời tiết thuận lợi – giá Giảm
Thời tiết không thuận lợi – Giá Tăng
Giá trị đồng ĐÔ LA
Đô la Tăng – giá Giảm
Đô la Giảm – Giá Tăng
Chính trị/ Chính sách
Ethanol và đường là 2 sản phẩm được chế biến và sản xuất từ cây Mía Giá Ethanol Tăng – Hỗ Trợ giá đường
Giá Ethanol Giảm – Áp Lực lên giá đường
Giá hàng hóa thay thế
Hợp đồng tương lại đường là một công cụ thông dụng để kiềm chế rủi ro về lạm phát
Một nguyên tắc kinh tế cơ bản là:
Khi Cung Vượt Cầu: Giá có xu hướng Giảm
Ngược lại, khi Cầu vượt quá Cung: Giá có xu hướng Tăng
Ấn Độ đã ban hành thuế nhập khẩu đối với Lúa mỳ nhằm hỗ trợ sản xuất trong nước.
Giá Lúa mỳ nhập khẩu vào thị trường Ấn Độ sẽ trở nên cao hơn (đắt hơn).
Các loại thuế này có thể làm GIẢM NHU CẦU xuất khẩu và GIẢM GIÁ toàn cầu.
Ngược lại, các quốc gia trợ cấp Lúa mỳ bằng thuế hoặc các biện pháp khuyến khích khác có thể ngừng làm như vậy trong tương lai.
Nông dân sau đó sẽ chuyển sang trồng các loại cây khác được trợ cấp giá.
NGUỒN CUNG Lúa mỳ GIẢM và GIÁ TĂNG.
Một trong những thước đo để đánh giá tình hình Cung – Cầu là: Dự trữ cuối kỳ (hoặc chỉ số Stock-to-Use)
DỰ TRỮ CUỐI KỲ = CUNG – CẦU
Khi dự trữ GIẢM nhu cầu đang LỚN hơn nguồn cung (Nói cách khác: Phải sử dụng nguồn dự trữ đang có để đáp ứng cho nhu cầu) giá có xu hướng TĂNG
Khi dự trữ TĂNG nhu cầu đang THẤP hơn nguồn cung (Nói cách khác: Phải sử dụng nguồn dự trữ đang có để đáp ứng cho nhu cầu) giá có xu hướng GIẢM
1985 – 1990: Các giai đoạn Tỷ lệ Stock- to-Use TĂNG mạnh cũng đồng thời chứng kiến Giá Lúa mỳ GIẢM mạnh.
2005 – 2008: Các giai đoạn Tỷ lệ Stock- to-Use GIẢM mạnh cũng đồng thời chứng kiến Giả Lúa mì TĂNG mạnh.
Dự trữ TĂNG Giá Lúa GIẢM
Dự trữ GIẢM Giá Lúa TĂNG
Tăng trưởng dân số ở các nước phát triển đang trì trệ hoặc giảm.
Ngược lại, Châu Phi, Đông Nam Á và Trung Đông đang trải qua một sự bùng nổ dân số.
Khi dân số ở những khu vực này tăng lên, NHU CẦU về thực phẩm của họ cũng sẽ TĂNG theo. Lúa mỳ là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng phát triển ở nhiều vùng khí hậu khác nhau Lúa mỳ có thể sẽ trở thành mặt hàng “chủ lực” ở các thị trường mới nổi.
Khi các quốc gia này phát triển giàu có hơn, mức tiêu thụ thịt của họ có thể sẽ tăng lên. Vì Lúa mỳ là nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi quan trọng
Xu hướng thúc đẩy NHU CẦU Lúa mỳ THÚC ĐẨY giá.
Điều kiện thời tiết cực đoan: ngập lụt, hạn hán, ..
Năng suất cây trồng giảm
Giảm mạnh nguồn cung Tăng giá
Thời tiết cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển hàng hoá.
Điều kiện thời tiết thuận lợi cho gieo trồng và thu hoạch:
Sản lượng đầu ra bội thu.
Lúa mỳ phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ ấm áp (21 – 24°C), nhưng không quá nóng. Đặc biệt, Lúa mỳ cần nhiều ánh sáng mặt trời, đặc biệt trong giai đoạn đầy hạt.
Những khu vực có độ ẩm thấp sẽ tốt cho Lúa do nhiều mầm bệnh phát triển mạnh trong tình hình điều kiện ẩm ướt.
Lúa mỳ vụ xuân và lúa Lúa mỳ không chỉ khác nhau về thời gian trồng mà còn khác nhau về yêu cầu nhiệt độ.
Đặc biệt quan tâm tới nhân tố thời tiết vào giai đoạn “bắt đầu vụ gieo trồng” và “thu hoạch”
Lúa mì được tính bằng đô la Mỹ
Ví dụ trường hợp đồng USD mạnh lên:
Khi đồng Đô la mạnh lên (TĂNG giá trị):
Hàng hóa giao dịch bằng Đô la trở nên đắt hơn. Phải bỏ ra nhiều tiền hơn để mua được khối lượng hàng hoá cũ.
Giảm nhu cầu GIẢM giá.
Khi đồng đô la suy yếu (GIẢM giá trị):
Hàng hóa giao dịch bằng đôla trở nên rẻ hơn. Với cùng một số tiền cũ sẽ mua được khối lượng nhiều hơn.
Tăng nhu cầu TĂNG giá.
1 USD = 14,600 IRD (Indonesia Rupiah)
1 bu = 1 USD = 14,600 IRD.
1 lot = 1,000 bu = 1,000 USD = 1,000 * 14,600 = 14,600,000 IRD
USD tăng giá so với IRD: 1 USD = 15,000 IRD
1 lot = 1,000 bu = 1,000 USD = 1,000* 15,000 = 15,000,000 IRD
“Khi USD mạnh hơn (tăng giá) so với IRD, Indonesia phải bỏ nhiều Rupiah hơn để mua 1,000 gia lúa.”
Từ trước đến nay, Lúa mỳ được xem là “một mặt hàng chính trị” cũng như luôn được coi là một “vấn đề an ninh của quốc gia”. Đối với các nhà lãnh đạo, để duy trì quyền lực, đảm bảo được sự ổn định cũng như ngăn chặn bất kì sự thiếu hụt thực phẩm là một yêu cầu then chốt.
“Cách mạng Pháp bắt đầu với những cuộc biểu tình về tình trạng thiếu hụt lương thực và bánh mì. Ngoài ra, giá lương thực tăng cao cộng với thâm hụt nguồn cung lương thực đã dẫn tới rất nhiều cuộc nổi dậy cũng như dẫn tới những thay đổi lãnh đạo trong suốt lịch sử”.
Để ngăn chặn những hành vi bóp méo thị trường, rất nhiều các hiệp định thương mại, các chính sách tới từ các nước xuất/nhập khẩu được ban hành để bảo đảm nguồn cung lúa mì.
Khi nước nhập khẩu áp thuế đối với hàng hoá xuất khẩu của Mỹ Giá hàng hoá xuất khẩu của Mỹ TĂNG. Nhu cầu ở nước nhập khẩu GIẢM Thặng dư CUNG ở nước xuất khẩu (Mỹ).
Giá hàng hoá của Mỹ GIẢM do nguồn cung TĂNG.
** Đôi khi, trước những thông tin về khả năng hàng hoá xuất khẩu của Mỹ bị áp thuế, các nhà sản xuất của Mỹ có thể chủ động GIẢM giá để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Ví dụ: Trong chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, Trung Quốc đã áp dụng hạn ngạch lên hàng hoá xuất khẩu từ Mỹ. Theo nhiều nhiên cứu, nếu Trung Quốc KHÔNG áp TRQ (Tariff-Rate-Quota) lên các sản phẩm của Mỹ, Lúa mì được nhập khẩu từ Mỹ có thể lên tới giá trị là $324 triệu (hay nói cách khác, sẽ cao hơn 83%)
Một vấn đề quan trọng khác trên thị trường Lúa mỳ thế giới là ảnh hưởng của các chương trình viện trợ/hỗ trợ lương thực. Hầu hết các chương trình này dựa trên việc các nhà xuất khẩu Lúa mỳ lớn trên thế giới viện trợ cho các nước đang phát triển và nhằm chống lại nạn đói. Các chính sách trên có thể ảnh hưởng đến giá Lúa mỳ thế giới thông qua việc điều chỉnh nhu cầu.
Lúa mỳ và các loại ngũ cốc khác là những sản phẩm thay thế gần.
Khi giá Ngô TĂNG cao:
Nông dân có xu hướng bắt đầu chuyển từ trồng Lúa mì sang Ngô.
GIẢM tốc độ tăng trưởng và sản lượng nguồn cung của Lúa mỳ HỖ TRỢ giá Lúa
Tuy nhiên, người mua có thể chuyển đổi theo hướng ngược lại:
TĂNG NHU CẦU của họ đối với sản phẩm có giá RẺ HƠN là Lúa mỳ.
Giá Lúa mỳ TĂNG.
BÁO CÁO CUNG CẦU (USDA)
BÁO CÁO KIỂM TRA XUẤT KHẨU
BÁO CÁO XUẤT KHẨU
BÁO CÁO TIẾN ĐỘ MÙA VỤ
Là chuẩn mực để định giá GIÁ NGÔ, cung cấp đánh giá về sản lượng nhu cầu và dự trữ của Ngô.
Cho thấy mức hàng thật đã chuyến đi. Nói cách khác, cho thấy nhu cầu hiện tại đối với sản phẩm.
Cho thấy số lượng các đơn đặt hàng đã đặt mua trong tuần trước đó.
Là báo cáo đại diện “Nguồn cung”. Cho thấy tình hình, chất lượng cây trồng tốt hay không.
BÁO CÁO TRIỂN VỌNG GIEO TRỒNG ( USDA )
BÁO CÁO VỊ THẾ GIAO DỊCH ( COT )
BÁO CÁO SẢN XUẤT VÀ DỰ TRỮ ETHANOL ( EIA )
Theo quy định của sản phẩm Lúa mì SRW CBOT giao dịch trên Sở Giao dịch Hàng hóa CBOT.
Lúa mì SRW được giao dịch phân chia thành 2 loại là loại 1 và loại 2. Lúa mì có độ ẩm vượt quá 13,5% sẽ không được giao nhận. Trong đó, chi tiết về lúa mì loại 1 và lúa mì loại 2 được mô tả ở bảng dưới:
Loại 1 | Loại 2 |
Khối lượng kiểm tra tối thiểu trên mỗi giạ là 58.0 pound đối với Hard Red Spring Wheat và White Club Wheat; là 60.0 pound đối với các loại khác. | Khối lượng kiểm tra tối thiểu trên mỗi giạ là 57.0 pound đối với Hard Red Spring Wheat và White Club Wheat; là 58.0 pound đối với các loại khác. |
Trong mẫu kiểm tra, tỷ lệ tối đa tổng hạt lỗi là 3.0%, trong đó. | Trong mẫu kiểm tra, tỷ lệ tối đa tổng hạt lỗi là 5.0%, trong đó. |
Tỷ lệ tối đa đối với hạt hư hỏng là 2.0%, trong đó do nhiệt là 0.2% | Tỷ lệ tối đa đối với hạt hư hỏng là 4.0%, trong đó do nhiệt là 0.2% |
Tỷ lệ tối đa của vật ngoại lai là 0.4% | Tỷ lệ tối đa của vật ngoại lai là 0.7% |
Tỷ lệ hạt vỡ, nhỏ là 3.0% | Tỷ lệ hạt vỡ, nhỏ là 5.0% |
Trong mẫu kiểm tra, tỷ lệ tối đa của loại lúa mì khác loại là 3.0%, trong đó loại lúa mì không được phân loại là 1.0% | Trong mẫu kiểm tra, tỷ lệ tối đa của loại lúa mì khác loại là 5.0%, trong đó loại lúa mì không được phân loại là 2.0% |
Tỷ lệ tối đa của đá là 0.1% | Tỷ lệ tối đa của đá là 0.1% |
Giới hạn đếm tối đa của vật ngoại lai trên mỗi kg, đối với chất thải động vật là 1; hạt castor là 1; hạt crotalaria là 2; thủy tinh là 0; đá là 3; chất loại lai không xác định là 3; tổng số là 4. | Giới hạn đếm tối đa của vật ngoại lai trên mỗi kg, đối với chất thải động vật là 1; hạt castor là 1; hạt crotalaria là 2; thủy tinh là 0; đá là 3; chất loại lai không xác định là 3; tổng số là 4. |
Giới hạn đếm tối đa của hạt bị sâu bệnh trên mỗi 100gram là 31. | Giới hạn đếm tối đa của hạt bị sâu bệnh trên mỗi 100gram là 31. |