KHÔ ĐẬU TƯƠNG |
|
Size | Full |
Sàn giao dịch | CBOT (Chicago Board of Trade ) |
Mã hàng hóa | ZME |
Gía trị lô hợp đồng ( theo thị trường ) | $29,700 |
Độ lớn hợp đồng | 91 tấn |
Ký quỹ ( thay đổi theo MXV ) | $2,970 |
Bước giá giao dịch | $0.1 ~ $10/lot |
Đơn vị yết giá | usd/tấn |
Lãi lỗ biến động $1/lot | $100 |
Kỳ hạn giao dịch | 1;3;5;7;8;9;10;12 |
Lịch giao dịch | Thứ 2 – Thứ 6 |
Phiên giao dịch ( mùa đông mở chậm 60 phút ) | 07:00 – 19:45 20:30 – 01:20 ( ngày hôm sau) |
Biên độ giá | Giới hạn giá ban đầu : $25/tấn Giới hạn giá mở rộng : $40/tấn |
Tiêu chuẩn chất lượng | Khô đậu tương theo tiêu chuẩn của CBOT |
Ngày đăng ký giao nhận | Ngày làm việc thứ 5, trước ngày thông báo đầu tiên |
Ngày thông báo đầu tiên | Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền kề trước tháng đáo hạn |
Ngày giao dịch cuối cùng | Ngày làm việc trước 15 ngày của tháng đáo hạn |
Phương thức thanh toán | Giao nhận vật chất |
Khô đậu tương là một sản phẩm từ đậu tương và thường có dạng mảnh, dạng bột hoặc dạng hạt. Màu sắc của khô đậu tương sẽ thay đổi từ vàng đến nâu sáng và có mùi đặc trưng của phần vỏ đậu tương.
Nếu bạn đang quan tâm đến mặt hàng này và muốn đầu tư vào thị trường hàng hóa phái sinh, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Edu Trade nhé!
Khô đậu tương là một trong những sản phẩm có hàm lượng protein cao, được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm và sản xuất thức ăn chăn nuôi. Trong đó, bột đậu tương Mỹ có vỏ thường đắt hơn bột đậu tương châu Á bởi nó dễ tiêu hóa và chứa nhiều năng lượng hơn so với những loại bột đậu tương khác.
Nguồn gốc:
Hợp đồng kỳ hạn Khô Đậu tương (Mã hàng hóa: ZME) bắt đầu được giao dịch trên Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago (CBOT) vào năm 1947. Đây là một trong những hợp đồng kỳ hạn nông sản được giao dịch phổ biến nhất trên thế giới. Khô đậu tương đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi, cung cấp nguồn protein và dinh dưỡng thiết yếu cho gia súc và gia cầm.
Công dụng:
Khô đậu tương có nhiều công dụng quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm: Làm thức ăn chăn nuôi (chiếm hơn 97% tổng sản lượng tiêu thụ, là nguồn cung cấp protein và dinh dưỡng thiết yếu cho gia súc và gia cầm), sản xuất các sản phẩm khác (dầu đậu tương, bột đậu tương, lecithin,…), phục vụ cho mục đích đầu tư (hợp đồng kỳ hạn Khô Đậu Tương trên CBOT),…
Quy trình chế biến:
Sau quá trình thu hoạch, khoảng 2/3 tổng số đậu tương sẽ được chế biến hoặc nghiền nát thành khô đậu tương và dầu đậu tương.
Trong quá trình nghiền, đậu tương được tách bỏ vỏ và cuộn thành từng mảnh. Tiếp theo, phần đậu đó sẽ được ngâm trong dung môi rồi đưa vào quá trình chưng cất để sản xuất dầu đậu tương thô nguyên chất. Sau khi các mảnh đậu đã chiết hết dầu, chúng sẽ được sấy khô, nướng và nghiền nát thành bột đậu tương.
Dưới đây là những yếu tố tác động đến giá khô đậu tương:
Cung và cầu:
Giá đậu tương được xác định bởi cung và cầu đậu tương trên thị trường. Tuy đậu tương có thể trồng được ở nhiều nơi, nhưng Hoa Kỳ là nước có sản lượng đậu tương lớn nhất thế giới. Vì thế, mùa vụ tại Hoa Kỳ là nhân tố quyết định đến giá đậu tương toàn cầu.
Tính thời vụ:
Giá khô đậu tương thường tăng vào cuối vụ thu hoạch do nguồn cung hạn chế và tăng vào đầu vụ thu hoạch mới do nhu cầu dự trữ. Các yếu tố thời tiết bất lợi trong vụ thu hoạch có thể ảnh hưởng đến sản lượng và đẩy giá khô đậu tương lên cao.
Vận chuyển:
Chi phí vận chuyển khô đậu tương từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Biến động giá nhiên liệu, tắc nghẽn giao thông, thay đổi chính sách vận tải,… có thể tác động đến giá Khô Đậu Tương.
Tỷ giá đô la:
Vì khô đậu tương được niêm yết bằng đồng đô, nên khi đồng đô tăng lên thì các nước mua hàng sẽ có xu hướng hạn chế mua hàng và ngược lại.
Sản phẩm thay thế:
Khô đậu tương được sử dụng chính làm thức ăn cho gia súc. Do đó, giá của các sản phẩm thay thế như bột ngô, bột mì,.. có thể ảnh hưởng đến giá khô đậu tương. Khi giá sản phẩm thay thế thấp hơn, nhu cầu đối với khô đậu tương có thể giảm, dẫn đến giá giảm. Ngược lại, khi giá sản phẩm thay thế cao hơn, nhu cầu đối với khô đậu tương có thể tăng, dẫn đến giá tăng.
Báo cáo WASDE (World Agricultural Supply and Demand Estimates):
Các báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA): Ngoài báo cáo WASDE, USDA còn cung cấp nhiều báo cáo khác liên quan đến thị trường khô đậu tương, bao gồm:
Trên đây là tất cả thông tin mà Edu Trade vừa chia sẻ về mặt hàng khô đậu tương.
Nếu bạn đang quan tâm về sản phẩm này và muốn đầu tư vào thị trường hàng hóa phái sinh, hãy liên hệ ngay với Edu Trade qua số Hotline: 0866.212.677 để được hỗ trợ tư vấn nhé!
Edu Trade – Thành viên hàng đầu của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam.
Theo quy định của sản phẩm Khô đậu tương CBOT giao dịch trên Sở Giao dịch Hàng hóa CBOT.
Khô đậu tương chứa 47,5% protein, được tạo ra bằng đậu nành xay và giảm hàm lượng dầu trong sản phẩm quy định bằng cách sử dụng hexan hoặc dung môi hydrocacbon tương đồng.
Thông số kỹ thuật tiêu chuẩn là:
Protein tối thiểu là 47,5%.
Chất béo tối thiểu là 0,5%.
Chất sơ tối thiểu là 3,5%.
Độ ẩm (khi được vận chuẩn bởi Bộ phận xử lý) tối đa là 12,0%.
Sản phẩm có thể chứa chất dinh dưỡng, các định lượng chất không độc để bớt vón cục và tăng tốc độ dòng chảy ở mức 0,5%.
Tên các tác nhân phải được thêm vào như 1 thành phần của sản phẩm.
Các phương pháp thử nhiệm được chấp nhận bởi AOAC (Association of Official Analytical Chemists) và AOCS (American Oil Chemists’ Society).