BẠCH KIM |
|
Size | Full |
Sàn giao dịch | New York Mercantile Exchange ( NYMEX ) |
Mã hàng hóa | PLE |
Gía trị lô hợp đồng ( theo thị trường ) | $27,500 |
Độ lớn hợp đồng | 50 troy ounce |
Ký quỹ ( thay đổi theo MXV ) | $2,750 |
Bước giá giao dịch | $0.1 ~ $5/lot |
Đơn vị yết giá | Usd/troy ounce |
Lãi lỗ biến động $1/lot | $50 |
Kỳ hạn giao dịch | 1;4;7;10;11;12 |
Lịch giao dịch | Thứ 2 – Thứ 6 |
Phiên giao dịch ( mùa đông mở chậm 60 phút ) | 05:00 – 04:00 ( ngày hôm sau ) |
Biên độ giá | Theo quy định của MXV |
Tiêu chuẩn chất lượng | Theo quy điịnh của sản phẩm Bạch kim ( Platium ) giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa NYMEX |
Ngày đăng ký giao nhận | 05 ngày làm việc trước ngày thông báo đầu tiên. |
Ngày thông báo đầu tiên | Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước tháng đáo hạn. |
Ngày giao dịch cuối cùng | Ngày làm việc thứ 3 cuối cùng của tháng đáo hạn. |
Phương thức thanh toán | Giao nhận vật chất |
Bạch kim là một kim loại quý được sử dụng trong sản xuất đồ trang sức, tiếp điểm điện và các sản phẩm khác. Bạch kim cũng được sử dụng trong sản xuất bộ chuyển đổi xúc tác cho ô tô. Do đó, thị trường bạch kim thu hút rất nhiều nhu cầu đầu tư.
Năm 2019, Bạch kim là sản phẩm được giao dịch nhiều thứ 91 trên thế giới, với tổng giá trị giao dịch là 40,7 tỷ đô la. Từ năm 2018 đến 2019, xuất khẩu Bạch kim đã tăng 26,9%, từ 32,1 tỷ đô la lên 40,7 tỷ đô la. Thương mại bằng bạch kim chiếm 0,22% tổng thương mại thế giới.
Bạch kim (Platinum) một kim loại chuyển tiếp quý hiếm, màu xám trắng, đặc dẻo, dễ uốn. Mặc dù nó có sáu đồng vị tự nhiên, nhưng nó vẫn là một trong những nguyên tố hiếm nhất trong lớp vỏ Trái Đất với mật độ phân bố trung bình khoảng 0,005 mg/kg. Platin thường được tìm thấy ở một số quặng niken và đồng.
Theo Chỉ số Độ phức tạp của Sản phẩm (Product Complexity Index – PCI), bạch kim đứng thứ 313 .
Khai thác Bạch kim có thể mất từ 5 đến 7 tháng và có thể cần 10 tấn quặng để tạo ra một ounce bạch kim. Chi phí khai thác một ounce bạch kim gần gấp đôi so với khai thác một ounce vàng.
Theo tiêu chuẩn, khai thác và sản xuất bạch kim sẽ theo các bước chính sau:
01. Khai thác: (Khai thác là quá trình lấy các khoáng sản khác từ mỏ)
02. Cô đặc: (Cô đặc là việc tách các khoáng chất có giá trị khỏi các nguyên liệu. Trong các hoạt động quy mô lớn, điều này được thực hiện bằng cách tận dụng các đặc tính khác nhau của các khoáng chất được tách ra.)
03. Tinh chế: (Tinh chế là quá trình mà vật liệu được khai thác trải qua để loại bỏ tất cả các khoáng chất không mong muốn và tách các nguyên tố mong muốn)
Ngành công nghiệp ô tô
Ngành công nghiệp ô tô chiếm gần 40% tổng nhu cầu về bạch kim. Các nhà sản xuất ô tô sử dụng bạch kim trong bộ chuyển đổi xúc tác để kiểm soát lượng khí thải độc hại.
Ngành trang sức
Ngành công nghiệp trang sức chiếm hơn 30% tổng nhu cầu bạch kim toàn cầu. Vẻ ngoài sáng bóng và khả năng chống xỉn màu của kim loại khiến nó trở thành một lựa chọn phổ biến trong nhẫn, vòng cổ, vòng tay và đồng hồ.
Các ngành công nghiệp khác
Sử dụng trong công nghiệp chiếm gần 25% tổng nhu cầu bạch kim toàn cầu. Các sản phẩm sử dụng bạch kim bao gồm: Cảm biến oxy, bugi, động cơ tuabin…
Nhu cầu đầu tư
Các nhà đầu tư chiếm khoảng 5% tổng nhu cầu toàn cầu hàng năm. Bạch kim được coi là kim loại quý, có thể sử dụng làm công cụ bảo toàn tài sản.
Tính đến thời điểm năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu bạch kim trên thế giới đạt 40,7 tỉ USD, giúp bạch kim được đẩy lên vị trí thứ 91 trong bảng xếp hạng các sản phẩm được giao dịch nhiều nhất trên thế giới.
Trong đó, các nhà xuất khẩu Bạch kim hàng đầu là:
Nam Phi với 9,62 tỷ USD chiếm tới 23,6% trên tổng giá trị xuất khẩu.
Tiếp đó là Nga với 6,53 tỷ USD chiếm 16%.
Vương quốc Anh chiếm 5,13 tỷ USD chiếm 12,6%.
Đức với 4,03 tỷ USD chiếm 9,9%.
Hoa Kỳ với 3,95 tỷ USD, chiếm 9,72% trên tổng giá trị xuất khẩu của năm 2019.
Trong năm 2019, đứng đầu trong khâu nhập khẩu Bạch kim là Vương quốc Anh với 6,83 tỷ USD, chiếm tới 16,8% tổng giá trị nhập khẩu. Tiếp theo là Hoa Kỳ với 6,69 tỷ USD, chiếm 16,4%; Đức với 6,01 tỷ USD chiếm 14,8%, Nhật Bản với 4,22 tỷ USD chiếm 10,4% và Trung Quốc với 2,78 tỷ USD, chiếm 6,83%.
Các con số giữa Vương quốc Anh và Mỹ không chênh lệch quá nhiều, do đó việc hai quốc gia này trong giai đoạn 2019 – 2020 thay nhau đứng đầu trong việc sở hữu giá trị nhập khẩu bạch kim lớn nhất thế giới.
Yếu tố địa chính trị là yếu tố đặc trưng của các sản phẩm trên thị trường hàng hóa, khi một số tin tức và chính sách của các quốc gia sở hữu hoặc có ảnh hưởng lớn tới một sản phẩm có thể khiến giá tăng hoặc giảm một lượng nhất định.
Với việc Nam Phi trong giai đoạn từ 1995 tới 2020 luôn chiếm tỉ trọng cao trong giá trị xuất khẩu bạch kim trên thế giới, các tin tức và chính sách đầu tư & phát triển tại quốc gia này có thể ảnh hưởng tới giá. Ví dụ, Nam Phi công bố việc hỗ trợ các doanh nghiệp lĩnh vực khai thác có thể khiến sản lượng bạch kim tăng cao, gây áp lực lên giá trong ngắn hạn
Với tính chất là một sản phẩm hàng hóa trên thị trường, giá bạch kim cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố cung – cầu. Yếu tố này vẫn áp dụng đúng theo quy tắc: Dư cung (lượng cung cấp trên thị trường cao hơn lượng cầu trên thị trường) thì giá giảm, Dư cầu (lượng cầu trên thị trường cao hơn lượng cung trên thị trường) thì giá tăng.
Thông tin về mức cung cầu có thể được thu thập qua các báo cáo hoặc các nhận định từ các chuyên gia trên thế giới. Ví dụ như trong nhận định về cán cân cung cầu bạch kim của SFA, năm 2021 thế giới sẽ bắt đầu giai đoạn cầu tăng mạnh hơn cung mới mức chênh lệch là 190 nghìn ounces ( xấp xỉ 60 nghìn tấn) do nhu cầu trong năm 2021 tăng quá mạnh.
Ngành công nghiệp ô tô chiếm gần 40% tổng nhu cầu về bạch kim. Riêng lĩnh vực này có thể gây nên những biến động về giá lớn từ các xu hướng công nghệ mới.
Các nhà sản xuất ô tô sử dụng bạch kim trong bộ chuyển đổi xúc tác để kiểm soát lượng khí thải độc hại. Do đó, với các chính sách bảo vệ môi trường mới trên nhiều quốc gia, tiêu chuẩn của xe trong lượng khí thải thải ra môi trường nâng cao, chi phí cũng như mức sử dụng bạch kim sẽ tăng lên. Đây sẽ là yếu tố tăng giá bạch kim trong trung hạn, nhất là khi ngành công nghiệp ô tô đang phát triển mạnh trong giai đoạn 2021/22.
Như một con dao hai lưỡi, nếu nhu cầu ngành công nghiệp ô tô tăng giúp tăng giá thì chính nó cũng là vấn đề gây sức ép lên giá bạch kim trong giai đoạn đầu năm 2021. Việc thiếu chip ô tô đã làm gián đoạn dây chuyền sản xuất và khiến nhu cầu sử dụng bạch kim giảm đi đáng kể.
Do đó, để đánh giá mức ảnh hưởng của ngành công nghiệp ô tô với giá bạch kim, các báo cáo doanh số bán xe sẽ thể hiện ra lượng xe sản xuất tăng giảm, từ đó nhận biết được mức độ sử dụng bạch kim trong theo các
năm.
Mặc dù lĩnh vực đầu tư đối với sản phẩm này chỉ chiếm 5% trên tổng nhu cầu sản phẩm nhưng lại có sức ảnh hưởng tới giá không hề nhỏ. Theo đó, giá trị đầu tư của các tổ chức, các quỹ tương đối lớn, do đó vị thế giao dịch của họ trong báo cáo Cam kết Thương nhân (Commitments of Traders – COT) hàng tuần sẽ có mức ảnh hưởng tới giá nhất định.
Trong báo cáo COT, vị thế quỹ sẽ được thống kê rõ khối lượng mua vào hay bán ra, từ đó có thể thấy được xu thế đầu cơ của các quỹ đang thiên mua hoặc bán. Tuy nhiên, đây chỉ nên sử dụng là một chỉ báo, vì giá còn chịu nhiều yếu tố khác tác động, không thể đánh giá vị thế ròng tăng sẽ khiến cho giá đồng thời tăng.
Với tính chất là một sản phẩm hàng hóa trên thị trường, giá bạch kim cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố cung – cầu. Yếu tố này vẫn áp dụng đúng theo quy tắc:
Dư cung (lượng cung cấp trên thị trường cao hơn lượng cầu trên thị trường) thì giá giảm.
Dư cầu (lượng cầu trên thị trường cao hơn lượng cung trên thị trường) thì giá tăng.
Thông tin về mức cung cầu có thể được thu thập qua các báo cáo hoặc các nhận định từ các chuyên gia trên thế giới.
Ví dụ như trong nhận định về cán cân cung cầu bạch kim của SFA, năm 2021 thế giới sẽ bắt đầu giai đoạn cầu tăng mạnh hơn cung mới mức chênh lệch là 190 nghìn ounces ( xấp xỉ 60 nghìn tấn) do nhu cầu trong năm 2021 tăng quá mạnh.
Tương tự với sự ảnh hưởng của ngành công nghiệp ô tô, những báo cáo có tính chất thống kê dữ liệu về mức cung cầu của bạch kim cũng có những tác động tới giá trong một mức nhất định.
Ví dụ như trong Báo cáo tồn kho bạch kim trên sàn NYMEX theo CME biểu thị sự thay đổi trong khối lượng bạch kim nắm giữ tại kho của các ngân hàng lớn như JP Morgan Bank hay doanh nghiệp và tập đoàn nổi tiếng như Brink’s INC. Với việc lượng bạch kim trong kho tăng cho thấy xu hướng nắm giữ dòng kim loại này tăng trở lại, có thể sẽ hỗ trợ giá trong ngắn hạn.
Với tính chất là một sản phẩm kim loại quý, giá của bạch kim đi cùng chiều với sản phẩm như vàng và bạc.
Xét trên biểu đồ giá, có thể thấy các mô hình giá khá tương tự và mối tương quan của giá vàng và bạch kim là cao . Tuy nhiên, bạch kim được đánh giá là có mức biến động lớn hơn vàng rất nhiều lần, kỉ lục là hơn 2,5 lần trong giai đoạn 30 năm kể từ 1990 – 2020.
Xét theo tính chất là sản phẩm kim loại quý, vàng và bạc đều được nâng giá trị khi tình hình kinh tế thế giới yếu đi, các nhà đầu tư lựa chọn vàng và bạch kim như một công cụ để bảo toàn tài sản.
Tiêu chuẩn chất lượng:
Theo quy định của sản phẩm Bạch kim (Platinum) giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa NYMEX.