ĐỒNG |
|||
Size | Full | Mini | Micro |
Sàn giao dịch | New York Commodities Exchange (COMEX) | New York Commodities Exchange (COMEX) | New York Commodities Exchange (COMEX) |
Mã hàng hóa | CPE | MQC | MHG |
Gía trị lô hợp đồng ( theo thị trường ) | $49,500 | $24,750 | $4,950 |
Độ lớn hợp đồng | 25,000 poun | 2,500 troy ounce | 1,000 troy ounce |
Ký quỹ ( thay đổi theo MXV ) | $4,950 | $2,475 | $495 |
Bước giá giao dịch | 0.0005 ~ $12.5/lot | 0.002 ~ $25/lot | 0.0005 ~ $1.25/lot |
Đơn vị yết giá | usd/pound | usd/pound | usd/pound |
Lãi lỗ biến động 1/lot | $5,000 | $2,500 | $1,000 |
Tháng giao dịch | 12 tháng | 12 tháng | 12 tháng |
Thời gian giao dịch | Thứ 2 – Thứ 6 | Thứ 2 – Thứ 6 | Thứ 2 – Thứ 6 |
Phiên giao dịch ( mùa đông mở chậm 60 phút ) | 05:00 – 04:00 ( ngày hôm sau ) | 05:00 – 04:00 ( ngày hôm sau ) | 05:00 – 04:00 ( ngày hôm sau ) |
Biên độ giá | Theo quy định của MXV | Theo quy định của MXV | Theo quy định của MXV |
Tiêu chuẩn chất lượng | Theo quy định COMEX | Theo quy định COMEX | Theo quy định COMEX |
Ngày đăng ký giao nhận | 05 ngày làm việc trước ngày thông báo đầu tiên | 05 ngày làm việc trước ngày thông báo đầu tiên | 05 ngày làm việc trước ngày thông báo đầu tiên |
Ngày thông báo đầu tiên | Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền kề trước tháng đáo hạn | Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền kề trước tháng đáo hạn | Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền kề trước tháng đáo hạn |
Ngày giao dịch cuối cùng | Ngày làm việc thứ 3 cuối cùng của tháng đáo hạn | Ngày làm việc thứ 3 cuối cùng của tháng đáo hạn | Ngày làm việc thứ 3 cuối cùng của tháng đáo hạn |
Phương thức thanh toán | Giao nhận vật chất | Giao nhận vật chất | Giao nhận vật chất |
Đồng (Tiếng Anh là Copper) là kim loại dẻo có độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao. Đây là một trong những kim loại được sử dụng rộng rãi nhất được tìm thấy trên Trái Đất.
Đồng nguyên chất mềm và dễ uốn; bề mặt đồng tươi có màu cam đỏ. Nó được sử dụng làm chất dẫn nhiệt và điện, vật liệu xây dựng, và thành phần của các hợp kim của nhiều kim loại khác nhau.
Tuy nhiên, không giống như vàng và bạc, đồng không được xem như một tài sản có thể lưu trữ giá trị. Do đó, giá đồng thấp hơn nhiều so với kim loại quý. Nguồn cung đồng toàn cầu chủ yếu đến từ các mỏ dưới lòng đất và từ việc tái chế các sản phẩm đồng.
Máy móc và thiết bị: Nhờ độ bền, dẻo và khả năng được đúc với độ chính xác cao, hợp kim đồng được sử dụng để sản xuất bánh răng, ô trục và tuabin lưỡi dao. ô trục và tuabin lưỡi dao
Sản phẩm tiêu dùng: Nhờ đặc tính chống vi khuẩn mạnh, đồng được sử dụng làm các vật liệu chống vi khuẩn bao gồm dụng cụ nấu nướng, tay vịn và tay nắm cửa.
Đồ điện và điện tử: Các mạch tích hợp và bảng mạch thường sử dụng đồng vì đặc tính dẫn điện tốt của nó.
Xây dựng: Đồng được sử dụng làm hệ thống dây dẫn điện, hệ thống ống nước chịu đựng thời tiết trong các tòa nhà.
Phương tiện giao thông: Đồng được sử dụng trong các động cơ điện do tính dẫn điện tốt của nó.
Thanh khoản cao: Khối lượng giao dịch tốt cho tất cả các khung thời gian tạo nhiều cơ hội đầu tư.
Đòn bẩy: tỷ lệ đòn bẩy cao giúp nâng cao sức mua và kiểm soát giá trị danh nghĩa.
Bảo hiểm giá, chống rủi ro, khó thao túng: Các nhà sản xuất tham gia giao dịch đồng nhằm bảo hiểm giá, các quỹ toàn cầu tham gia giao dịch xu hướng, cho thấy quy mô giao dịch sản phẩm rất lớn, khó thao túng giá.
Nguồn cung đồng trên thế giới chủ yếu đến từ các nước có trữ lượng khai thác đồng lớn, điển hình như Chile, Peru, Hoa Kỳ, Indo- nesia. Mặc dù có trữ lượng đồng rất lớn, tuy nhiên, một số nước chỉ xuất khẩu đồng thô và phải nhập khẩu các sản phẩm từ đồng để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước.
20 mỏ đồng lớn nhất thế giới sản xuất gần 9 triệu tấn kim loại quý mỗi năm, khoảng 40% tổng công suất mỏ đồng trên thế giới. Riêng Chile và Peru chiếm khoảng gần một nửa sản lượng đồng khai thác trên thế giới.
Tỉ lệ tiêu thụ đồng trên thế giới:
1. Trung Quốc (54%)
2. Châu Âu (15%)
3. Châu Á (trừ Trung Quốc) (14%)
4. Mỹ (11%)
5. Các quốc gia còn lại (6%)
Đồng được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp, vì vậy nhu cầu đồng luôn gắn liền với tăng trưởng kinh tế. Do đó có thể nói giá đồng là một thước đo sức khỏe của nền kinh tế.
Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, các lĩnh vực xây dựng, sản xuất công nghiệp tăng trưởng, nhu cầu đồng tăng lên và hỗ trợ giá đồng.
Tương quan giá đồng với chứng khoán Trung Quốc
Trung Quốc và Mỹ là 2 quốc gia tiêu thụ đồng lớn. Tương quan giá đồng với chứng khoán Trung Quốc nhất thế giới. Do đó các dấu hiệu kinh tế cũng như nhu cầu xây dựng và nhà ở tại 2 quốc gia này có tác động lớn nhất đối với nhu cầu đồng cũng như giá đồng.
Bên cạnh đó, tình hình của các nền kinh tế mới nổi cũng phản ánh nhu cầu đầu tư nhà xưởng công nghiệp cũng như mở rộng sản xuất
Chile là quốc gia sản xuất đồng lớn nhất thế giới và cũng là nước xuất khẩu lớn nhất. Xuất khẩu đồng của Chile chủ yếu tới Trung Quốc, nước tiêu thụ lớn nhất.
Do đó, xuất khẩu đồng tại Chile cũng là một thước đo nhu cầu đồng tại Trung Quốc. Khi xuất khẩu tăng, nhu cầu tiêu thụ tăng và hỗ trợ giá đồng.
Các vấn đề chính trị, môi trường và lao động có thể có tác động lớn đến giá đồng.
Nam Mỹ sản xuất một lượng đáng kể nguồn cung đồng nói chung, đặc biệt là ở Chile và Peru. Trong lịch sử, các quốc gia trong khu vực này đã có lúc lựa chọn các chính phủ đã quốc hữu hóa ngành khai khoáng, chẳng hạn như ở Bolivia vào năm 2007. Những sự kiện như vậy có thể làm gián đoạn nguồn cung và dẫn đến giá cả cao hơn.
Các sự kiện như cuộc đình công của thợ đào cũng có thể gây ra gián đoạn nguồn cung và giá cao hơn.
Các thiên tai (ví dụ: động đất và lở đất) có thể làm chậm sản lượng khai thác đồng
Vì các lí do này, NĐT nên chú ý đến các tin tức địa chính trị và các thảm họa thiên nhiên ảnh hưởng đến ngành khai thác, đặc biệt ở khu vực Nam Mỹ (Chile và Peru).
Dự trữ đồng thể hiện cán cân cung cầu trên thị trường đồng.
Dự trữ tăng chứng tỏ cầu đang yếu hơn cung, điều này sẽ gây áp lực lên giá.
Dự trữ giảm chứng tỏ cầu đang mạnh hơn cung, điều này sẽ hỗ trợ giá.
Giá đồng có những nhịp tăng vào giai đoạn tháng 12-2 là giai đoạn các công ty Trung Quốc mua tích trữ trước mùa xây dựng, và cuối mùa hè (tháng 7- 8) là lúc sản xuất ô tô tăng cao.
Đồng không thể được sử dụng ở dạng thô, đồng sau khi khai thác sẽ được tinh chế để loại bỏ những vật liệu không mong muốn sau đó mới có thể sử dụng. Việc tinh luyện đồng là quá trình tốn rất nhiều năng lượng. Chi phí năng lượng chiếm khoảng 30% trong tổng chi phí khai thác và chế biến quặng.
Do đó, khi giá dầu tăng, chi phí khai thác và chế biến quặng tăng dẫn đến giá đồng sẽ tăng theo.
Giá đồng là một thước đo sức khỏe của nền kinh tế. Vì vậy các nhà đầu tư có thể theo dõi các chỉ số kinh tế tại các quốc gia tiêu thụ lớn như Trung Quốc và Mỹ như GDP, PMI, sản lượng công nghiệp, doanh số bán nhà…
Theo nguyên tắc, khi những chỉ số này cho thấy dấu hiệu tích cực, giá đồng sẽ được hỗ trợ tăng. Giá đồng có tương quan lớn nhất tới các chỉ báo sớm như PMI, giá cước vận chuyển, lượng vay thế chấp nhà…
Xu hướng của thị trường chứng khoán cũng phản ánh kỳ vọng của các nhà đầu tư vào tăng trưởng của nền kinh tế, do đó đây cũng là một chỉ báo sớm và có tương quan chặt chẽ với giá đồng.
Mỹ và Trung Quốc là 2 quốc gia tiêu thụ đồng lớn nhất, do đó giá đồng sẽ có tương quan mạnh với thị trường chứng khoán của 2 nước này. Nhà đầu tư có thể canh mua đồng khi thị trường chứng khoán tăng điểm và ngược lại.
Giá đồng có xu hướng đi ngược chiều với dự trữ. Khi dự trữ đồng thấp, giá đồng thường tăng cao và ngược lại.
Dữ liệu dự trữ đồng trên các kho do LME chứng nhận được cập nhật hàng ngày, các nhà đầu tư có thể dựa vào dữ liệu này để có thể giao dịch.
Báo cáo COT thể hiện xu thế của những người tham gia thị trường, mà NĐT quan tâm nhất là xu thế của nhóm quỹ. Khi vị thế mua ròng của họ ở ngưỡng “quá mua”, họ sẽ có xu hướng chốt lời ồ ạt và đẩy giá giảm. Ngược lại, khi vị thế bán ròng lớn, áp lực chốt lời sẽ khiến giá tăng lên.
Giá dầu thô có độ tương quan cao với giá đồng, khi cả 2 sản phẩm đều là các chỉ báo sức mạnh của nền kinh tế, và việc luyện đồng cần sử dụng nhiều chi phí năng lượng. Khi giá dầu nằm trong xu hướng tăng, NĐT có thể canh mua đồng và ngược lại.
Theo quy định của sản phẩm Đồng (Copper) giao dịch trên Sở Giao dịch hàng hóa COMEX