ĐƯỜNG TRẮNG |
|
Size | Full |
Sàn giao dịch | Intercontinental Exchange Europe ( ICE EU ) |
Mã hàng hóa | QW |
Gía trị lô hợp đồng ( theo thị trường ) | $25,380 |
Độ lớn hợp đồng | 50 tấn |
Ký quỹ ( thay đổi theo MXV ) | $2,538 |
Bước giá giao dịch | $0.1 ~ $5/lot |
Đơn vị yết giá | Usd/tấn |
Lãi lỗ biến động $1/lot | $50 |
Kỳ hạn giao dịch | 3;5;8;10;12 |
Lịch giao dịch | Thứ 2 – Thứ 6 |
Phiên giao dịch ( mùa đông mở chậm 60 phút ) | 14:45 – 00:00 |
Biên độ giá | Không quy định |
Tiêu chuẩn chất lượng | Theo quy định của sản phẩm Đường trắng ( white sugar ) giao dịch trên sở giao dịch ICE EU. |
Ngày đăng ký giao nhận | Ngày làm việc thứ 5 trước ngày thông báo đầu tiên. |
Ngày thông báo đầu tiên | Theo quy định của MXV |
Ngày giao dịch cuối cùng | 16 ngày đầu tiên của tháng đáo hạn, vào lúc 17:55 ( giờ Lon Don ), nếu ngày này không phải ngày làm việc, ngày giao dịch cuối cùng sẽ là ngày làm việc liền kề. |
Phương thức thanh toán | Giao nhận vật chất |
Đường trắng hay còn gọi là đường ăn, là sản phẩm được quyết định bổ sung vào danh mục hàng hóa giao dịch liên thông tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) vào ngày 04.05.2021. Mặt hàng này được đánh giá là một trong những sản phẩm đem lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư trên thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh.
Để hiểu rõ hơn về đường trắng hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Edu Trade nhé!
Công dụng:
Đường trắng đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người với nhiều công dụng thiết thực như: Gia vị tạo ngọt (là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, giúp tạo vị ngọt thanh cho các món ăn và thức uống), bảo quản thực phẩm (đường có khả năng hút ẩm nên sẽ giúp cho thức ăn được bảo quản lâu hơn). Bên cạnh đó, đường trắng còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất bánh kẹo, mỹ phẩm, dược phẩm,… Ngoài ra, đường còn được dùng trong lên men, sản xuất rượu, bia, giấm và làm thuốc nhuộm trong ngành dệt
Quy trình chế biến:
Sản xuất đường từ mía:
– Bước 1: Mía sau khi thu hoạch sẽ được mang đi ép để lấy phần nước tinh chất.
– Bước 2: Tiếp đó, phần nước tinh chất sẽ được đưa đi làm sạch và nấu cô đặc để loại bỏ nước, làm tăng nồng độ sucrose trong nước mía.
– Bước 3: Cuối cùng là kết tinh đường và sấy đường.
Sản xuất đường từ củ cải:
– Bước 1: Củ cải sau khi thu hoạch sẽ được rửa và làm sạch.
– Bước 2: Sau đó là tiến hành cắt nhỏ và mang củ cải đi ép nước.
– Bước 3: Làm sạch nước củ cải bằng các phương pháp khác nhau như lọc, lắng, tách bọt, … để loại bỏ cặn bã và tạp chất.
– Bước 4: Cô đặc nước củ cải bằng cách đun sôi trong nồi hoặc chảo lớn nhằm loại bỏ nước và tăng nồng độ sucrose trong nước củ cải.
– Bước 5: Cuối cùng là kết tinh đường và sấy đường.
Cung và cầu:
Cung: Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến giá đường là nguồn cung toàn cầu. Sản lượng mía đường của các quốc gia sản xuất lớn như Brazil, Ấn Độ, Thái Lan có tác động trực tiếp đến giá cả. Khi sản lượng tăng, giá đường có xu hướng giảm do nguồn cung dư thừa. Ngược lại, khi sản lượng giảm do thời tiết, dịch bệnh hoặc chính sách hạn chế sản xuất, giá đường có thể tăng do khan hiếm nguồn cung.
Cầu: Nhu cầu tiêu thụ đường trên toàn thế giới cũng ảnh hưởng đến giá cả. Nhu cầu tăng cao từ các ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống, hóa chất đẩy giá đường lên. Ngược lại, khi nhu cầu giảm do yếu tố kinh tế, giá đường có thể giảm.
Tồn kho, sản lượng:
Lượng đường tồn kho tại các nhà máy, kho hàng và sàn giao dịch cũng tác động đến giá:
Khi lượng tồn kho cao, giá đường có xu hướng giảm do áp lực bán ra.
Ngược lại, khi lượng tồn kho thấp, giá đường có thể tăng do nguồn cung trên thị trường giảm.
Sản lượng mía đường toàn cầu ảnh hưởng đến giá cả:
Khi sản lượng tăng, giá đường có xu hướng giảm do nguồn cung dồi dào.
Ngược lại, khi sản lượng giảm do điều kiện thời tiết bất lợi, dịch bệnh hoặc chính sách hạn chế sản xuất, giá đường có thể tăng do khan hiếm nguồn cung.
Giá các loại sản phẩm thay thế:
Giá của các sản phẩm thay thế đường như mật ong, siro bắp, chất tạo ngọt nhân tạo cũng ảnh hưởng đến giá đường.
Khi giá các sản phẩm thay thế tăng, giá đường có thể tăng do nhu cầu chuyển sang sử dụng đường có thể tăng lên.
Ngược lại, khi giá các sản phẩm thay thế giảm, giá đường có thể giảm do sức cạnh tranh cao hơn.
Am hiểu sản phẩm:
Hiểu rõ đặc điểm: Nắm rõ các loại đường trắng phổ biến (đường cát, đường viên, đường bột), quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, điều kiện bảo quản, …
Phân tích thị trường: Nghiên cứu cung cầu đường trắng trong nước và quốc tế, xu hướng giá cả, yếu tố ảnh hưởng đến giá như sản lượng, chính sách,…
Theo dõi biến động giá: Nhà đầu tư cần cập nhật liên tục giá đường trắng trên các sàn giao dịch, tin tức thị trường để đưa ra dự đoán chính xác.
Tham vấn chuyên gia Edu Trade:
Tìm hiểu Edu Trade: Edu Trade là công ty đầu tư hàng hóa phái sinh uy tín, cung cấp kiến thức và công cụ hỗ trợ đầu tư hiệu quả cho các nhà đầu tư.
Tham gia khóa học đầu tư: Edu Trade cung cấp các khóa học chuyên sâu về đầu tư hàng hóa phái sinh, giúp bạn trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để phân tích thị trường, đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.
Tư vấn từ chuyên gia: Edu Trade có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng hóa phái sinh, sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn giải đáp thắc mắc, đưa ra lời khuyên đầu tư phù hợp.
Trên đây là tất cả những chia sẻ của Edu Trade về mặt hàng đường trắng. Nếu bạn đang quan tâm về mặt hàng này và có nhu cầu tham gia vào thị trường hàng hóa phái phái sinh hãy liên hệ cho Edu Trade qua số Hotline: 0866.212.677 để được tư vấn nhé!
Edu Trade – Thành viên hàng đầu của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.
Theo quy định của sản phẩm Đường trắng (White sugar) giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa ICE EU.